Ngày 28/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, "tâm lý bài Nga" bị thổi phồng sẽ vẫn còn lưu lại ở phương Tây trong nhiều năm cho đến khi chúng cuối cùng biến mất.
Nga giải thích lý do bị biến thành 'ông ba bị' ở phương Tây, chốt chuyện bầu cử tại 'các nước không thân thiện'. (Sputnik) |
Người phát ngôn Điện Kremlin của Nga Dmitry Peskov. (Sputnik) |
Hãng tin RT dẫn lời ông Peskov trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 1 lập luận rằng, một số quốc gia châu Âu đã lợi dụng tâm lý "bài Nga" như một phương tiện để chuyển sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề trong nước như áp lực kinh tế và xã hội.
Theo quan chức Điện Kremlin, đó là lý do tại sao một số nhà lãnh đạo châu Âu thích biến Nga thành "ông ba bị" để hù dọa.
Tin liên quan |
Trung Quốc Trung Quốc 'nhắn nhủ' Nga và Ukraine, Tổng giám đốc IAEA lên kế hoạch mới |
Tuyên bố dù điều này "sẽ không có tác dụng" với Moscow nhưng "có thể sẽ tồn tại trong vài thập kỷ" trước khi tình thế thay đổi, ông nói: "Hiện tại, tâm lý bài Nga đang ở đỉnh điểm. Nó sẽ giảm xuống... Một ngày nào đó điều này sẽ xảy ra và lẽ thường sẽ dần chiếm ưu thế".
Nhiều nước phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga để trả đũa chiến dịch quân sự đặc biệt mà Moscow phát động ở Ukraine vào tháng 2/2022. Nga sau đó đã bị cấm tham gia nhiều sự kiện văn hóa và thể thao.
Vào tháng 11/2023, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tâm lý "bài Nga" trên thực tế đã trở thành "hệ tư tưởng chính thức của giới tinh hoa cầm quyền phương Tây".
Tháng trước, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã chuẩn bị một dự luật hình sự hóa hành vi phân biệt đối xử với công dân Nga sống ở nước ngoài, cũng như "việc kích động công khai chủ nghĩa cực đoan của các quan chức và tổ chức quốc tế".
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 28/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo quyết định sẽ mở các điểm bỏ phiếu tại lãnh sự quán ở các nước mà Moscow gọi là "không thân thiện" để cử tri Nga sống tại đó có thể bỏ phiếu bầu tổng thống vào tháng 3 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, khoảng 300 điểm bỏ phiếu sẽ được tổ chức ở nước ngoài.
Việc tổ chức cho cử tri ở nước ngoài bỏ phiếu đang gặp khó khăn do Nga đã đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao của mình tại 30 nước không thân thiện liên quan chiến dịch quân sự Nga tiến hành tại Ukraine.
Bà Zakharova cũng tuyên bố, có nguy cơ đe dọa các cử tri Nga ở các nước này vào ngày bầu cử do dự báo tâm trạng bài Nga sẽ tăng đột biến vào dịp đó.
Tuy nhiên, bà khẳng định, Bộ Ngoại giao Nga sẽ nỗ lực bảo đảm an ninh tại các điểm bỏ phiếu cho cử tri cho dù đánh giá không tích cực về tình hình an ninh trong bầu cử tại các nước không thân thiện.
Năm 2018, Nga đã tổ chức điểm bỏ phiếu tại 145 nước trong cuộc bầu cử tổng thống, lúc đó 444.000 cử tri Nga ở nước ngoài đã thực hiện quyền công dân.
Đây là cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên sử dụng tên lửa hạm đối không này trên lãnh thổ xứ sở kim chi.
Nga đã dùng tên lửa tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp Mỹ;
Tờ Financial Times (FT) ngày 15/9 dẫn lời các nhà phân tích quân sự phương Tây và binh sĩ Ukraine tiết lộ công tác huấn luyện binh sĩ Ukraine do Mỹ và các đồng minh ở châu Âu tiến hành đã không trang bị một cách chu đáo cho các lực lượng của Kiev trước những tình huống mà họ phải đối mặt trong chiến dịch phản công mùa Hè.
Bác sĩ sản ở Washington bị kiện với cáo buộc đã lén lấy tinh trùng của mình thụ thai cho bệnh nhân 34 năm trước.
Cảnh sát Kenya tìm thấy ít nhất 8 thi thể phụ nữ không lành lặn tại bãi rác ở Mukuri, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ.
Usha Vance, vợ của ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa JD Vance, có bố mẹ đều là người nhập cư Ấn Độ, đã làm trợ lý cho chánh án Tòa án Tối cao Mỹ.
Ngày 22/3, đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy cho biết, Nga và Ukraine đều tin rằng xung đột vũ trang có thể kết thúc thông qua đàm phán, dù hai bên có quan điểm khác nhau về triển vọng hòa bình.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Vienna của Áo và có các cuộc thảo luận với lãnh đạo của quốc gia chủ nhà về quan hệ song phương cũng như tình hình quốc tế trong ngày 10/7.
Nghị sĩ Dân chủ Sherrill cho rằng ông Trump không dám nhận lời mời đến Ukraine vì 'Tổng thống Putin không muốn thế'.