Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, Moscow sẽ đáp trả quyết liệt nếu tài sản của Nga tịch thu.
Nga lên danh sách tài sản có thể 'rơi vào túi' phương Tây, ra tuyên bố quyết liệt cảnh báo (guồn: Loop News) |
Moscow cho rằng, Mỹ đang gây áp lực lên EU để tịch thu tài sản Nga. (Nguồn: Loop News) |
Sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và các đồng minh đã cấm các giao dịch với Ngân hàng trung ương và Bộ tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga ở phương Tây, phần lớn ở châu Âu.
Hầu hết các tài sản này là trái phiếu và tiền gửi bằng Euro, USD, Bảng Anh.
Ngày 11/1, Bloomberg đưa tin, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ luật cho phép tịch thu gần 300 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga để chi trả cho việc tái thiết Ukraine.
Tin liên quan |
Cách Tổng thống Nga Cách Tổng thống Nga 'hô biến' sự tẩy chay của phương Tây thành mỏ vàng |
Trước tình hình này, bà Zakharova đã đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời cáo buộc Mỹ đang cố gắng tạo ra "vỏ bọc pháp lý" để lấy tài sản chủ quyền của Nga, một động thái mà Moscow nhiều lần cảnh báo sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng, Washington đang cố gắng thúc ép Liên minh châu Âu (EU) ký kết kế hoạch tịch thu tài sản tương tự.
Trước đó, truyền thông phương Tây cho biết, Mỹ đang gây áp lực lên Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản nhằm tìm hướng hợp thức hóa việc sử dụng khối tài sản bị đóng băng của Nga trước ngày 24/2/2024, tức tròn hai năm kể từ ngày Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hồi giữa tháng 12/2023, Ủy ban châu Âu đã phê duyệt đề xuất sử dụng khoản tiền thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga để giúp Ukraine phục hồi sau xung đột.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đã lên sẵn danh sách các tài sản của phương Tây có thể tịch thu nếu G7 quyết định tịch thu 300 tỷ USD tài sản đóng băng của Nga.
Theo các Đại biểu Quốc hội, Bộ Công Thương cần phải có biện pháp sửa chữa, khắc phục, chứ không phải xin lỗi để cho qua hay chỉ để làm...
Ngày 3/9, người phát ngôn của đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này tiến hành quá trình gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS).
Giá mít Thái, chôm chôm chính vụ hiện giảm sâu, gấp từ 3-5 lần so với năm trước khiến nông dân miền Tây lỗ vốn, chật vật tìm đầu ra.
Thủ phủ trồng chuối Đồng Nai đang bước vào vụ thu hoạch nhưng giá giảm mạnh so với năm trước. Nhiều thương lái bỏ cọc khiến chủ vườn đành vứt bỏ chuối, hoặc kêu gọi người dân mua chuối 'giải cứu'.
Sau hơn 1 tháng cam kết tháo dỡ, chủ đầu tư “Biệt phủ” sai phép của vợ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Chơn Thành vẫn chây ì không tháo dỡ như cam kết.
Liên quan đến dự án 39-39B Bến Vân Đồn, Bộ Công an cho rằng bà Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, đã có dấu hiệu thông đồng, biến đất công sang đất tư không qua đấu giá.
Ngày 6/9, ngành chức năng TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ 9 căn biệt thự tại khu vực 79 căn biệt thự xây dựng trái phép trên đất công.
Ngày 15/6, Hiệp hội Nông nghiệp tỉnh Oita (một địa phương phía Nam Nhật Bản) cho biết đã buộc phải tiêu hủy hơn 70 tấn sữa tươi nguyên liệu do trục trặc tại một khâu thu mua nguyên liệu từ trường Đại học Nông nghiệp tỉnh Oita khiến cho chất tẩy rửa bị trộn lẫn vào sữa.
Tranh thủ ngày cuối tuần, nhiều người dân tại TP.HCM đã mang rác đến Ngày hội Sống xanh để đổi lấy nhiều phần quà hấp dẫn như cây, sổ, bút, nước rửa chén...