Nga-Iran bắt tay ‘phá vòng kim cô’, thách thức bất kỳ sự can thiệp nào của phương Tây?

13:50 17/08/2023

Một tuyến đường thương mại xuyên lục địa mới, có ý nghĩa địa chính trị quan trọng với cả Nga-Iran, sẽ nối rìa phía Đông của châu Âu với Ấn Độ Dương.

Nga-Iran bắt tay ‘phá vòng kim cô’, thách thức đòn trừng phạt của phương Tây. (Nguồn: Getty Images)
Nga-Iran bắt tay ‘phá vòng kim cô’, thách thức đòn trừng phạt của phương Tây. Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trong một cuộc gặp tại Tehran, ngày 19/7/2022. (Nguồn: Getty Images)

Cả hai quốc gia này - một ở phía Bắc lục địa Á-Âu, một ở Tây Nam Á, đều đang chịu áp lực trừng phạt, bị cô lập về thương mại, dẫn đến tác động bất lợi sâu sắc đối với nền kinh tế. Trong khi, Tehran thường xuyên thảo luận về hành động hướng Đông, thì Moscow ưu tiên cho động thái chiến lược này, nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng và khu vực châu Á.

Tin liên quan
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ‘đắp chiếu’, nông sản Ukraine tràn kho, Tổng thống Zelensky tìm cách
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ‘đắp chiếu’, nông sản Ukraine tràn kho, Tổng thống Zelensky tìm cách 'mở đường máu’

“Ý tưởng lớn gặp nhau”

Thực tế, Nga-Iran có nhiều động cơ và mục tiêu để cùng thiết lập một hành lang thương mại mới, nằm ngoài tầm với của bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào, để cả hai có thể cùng duy trì chủ quyền kinh tế và chính trị.

Thứ nhất, cả hai quốc gia đều muốn thách thức các lệnh trừng phạt của phương Tây và tự tạo ra các chuỗi cung ứng chống lại các lệnh trừng phạt. Cụ thể, cả hai quốc gia này cùng đang chịu áp lực rất lớn từ các biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ và các đồng minh áp đặt bởi các lý do riêng.

Thứ hai, cả hai nước đều muốn đa dạng hóa thị trường và tăng cường thương mại với các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung Đông.

Tuyến đường thương mại mới cho phép hai nước loại bỏ hàng nghìn km khỏi các tuyến đường hiện có và giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Nó cũng sẽ cung cấp những cơ hội mới để xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nông sản và hàng hóa sang các nước châu Á và nhập khẩu công nghệ, hàng tiêu dùng và đầu tư.

Cuối cùng, cả hai quốc gia đều muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và ảnh hưởng trong khu vực. Hai nước có một thế giới quan tương tự đối với Mỹ và ủng hộ đa cực. Họ cũng đã hợp tác vì những lợi ích chung như chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, ổn định Afghanistan.

Các chính phủ Nga, Iran và Trung Quốc đang cùng hướng thách thức trật tự đã được thiết lập của phương Tây và tích cực theo đuổi những sửa đổi đối với các quy tắc và chuẩn mực hiện có.

Từ góc độ kinh tế, sự thay đổi của Nga chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu, khi Moscow nỗ lực tìm kiếm "sự an ủi" ở khu vực phía Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc, như một giải pháp để chống lại những nỗ lực nhằm cô lập Nga của phương Tây, đồng thời thách thức lại đòn trừng phạt do phương Tây áp đặt.

Nga và Iran đã cùng nhận ra rằng, một hành lang trên đất liền đặt ra nhiều thách thức hơn đối với việc giám sát và theo dõi của phương Tây, so với các tuyến đường biển. Do đó, hành lang này cung cấp cho cả hai quốc gia một phương tiện để vận chuyển vũ khí và hàng hóa, thậm chí cả với các thị trường khác, trong khi giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt.

Iran đang định vị chiến lược giữa Nga và Trung Quốc một cách có tính toán để giảm thiểu áp lực của phương Tây. Nước này muốn tuyến đường thương mại với Nga bảo vệ các mối quan hệ và hành lang thương mại khỏi ảnh hưởng và sự can thiệp của phương Tây, đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng kinh tế tạo điều kiện kết nối giữa các nền kinh tế châu Á và Trung Á, với Nga và Trung Quốc đảm nhận vai trò trung tâm.

Do sự gần gũi về địa lý và các mối liên hệ vốn có với một số nền kinh tế, Iran sẵn sàng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mạng lưới và liên kết thương mại mới.

Hội tụ lợi ích, thách thức trật tự của phương Tây

Bình luận về tuyến đường nối Nga-Iran này, trong bài phân tích trên moderndiplomacy.eu, chuyên gia nghiên cứu Aishwarya Sanjukta Roy Proma của Viện Quản trị và phát triển BRAC (BIGD) sử dụng cụm từ “Lộ trình mới cho sự hội tụ lợi ích”. Bà nhận định, Nga và Iran đang hợp tác để thiết lập một kênh thương mại mới như một phương tiện để phá vỡ các hạn chế hiện có.

Tuyến đường được đề xuất dự kiến kéo dài từ ngoại vi phía Đông của châu Âu, cụ thể là Ukraine, đến Ấn Độ Dương, với khoảng cách khoảng 3.000 km. Cả hai quốc gia đang đầu tư một lượng vốn đáng kể vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, hàng hải và đường sắt dọc theo con đường được xác định.

Sự phát triển này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga thâm nhập vào các thị trường như Iran, Ấn Độ, châu Á và Trung Đông. Người ta dự đoán rằng các mạng lưới đường biển, đường sông và đường sắt sẽ được mở rộng để kết nối các trung tâm của Iran nằm trên biển Caspian, cuối cùng là mở rộng ra Ấn Độ Dương.

Chính phủ Nga cam kết phân bổ khoản đầu tư đáng kể trị giá 1,6 tỷ Euro (1,75 tỷ USD) cho việc phát triển tuyến đường sắt, với thời gian hoàn thành dự kiến là 48 tháng.

Moscow và Tehran đồng ý hợp tác cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc thiết kế, phát triển và mua sắm các sản phẩm và dịch vụ.

Hành lang giao thông quốc tế Bắc-Nam (ITC) đóng vai trò là một liên kết quan trọng giữa Nga và các quốc gia nằm trong lưu vực Caspian, Vịnh Ba Tư, Trung, Nam và Đông Nam Á.

Hành lang phía Tây, bao gồm Nga, Iran và Azerbaijan, có khoảng cách địa lý dài 162 km giữa các thành phố Rasht và Astara.

Từ lăng kính địa chính trị, tuyến đường này góp phần đạt được các mục tiêu của Nga và Iran bằng cách thiết lập một hành lang độc lập với khu vực phương Tây, kết nối hiệu quả châu Á và Trung Á.

Khi đó, tam giác Nga-Iran-Trung Quốc trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các lợi ích của phương Tây ở Trung Đông, châu Á và Trung Á. Điều này sẽ thách thức trật tự phương Tây hiện tại và các khuôn khổ đã được thiết lập.

Hơn nữa, việc thành lập hành lang này giúp tăng cường quan hệ song phương giữa Nga và Iran, vì cả hai nước đều thấy mình phụ thuộc lẫn nhau bởi nhiều lý do, đặc biệt là trong việc giải quyết các thách thức của sự cô lập quốc tế.

Tất nhiên, cũng có một số thách thức tiềm ẩn mà Nga và Iran có thể gặp phải khi xây dựng tuyến đường thương mại xuyên lục địa này, đó là việc đi xuyên qua một số khu vực dễ xảy ra xung đột và bất ổn nhất trên thế giới, chẳng hạn như Kavkaz, Trung Á và Trung Đông. Xung đột về lãnh thổ, tôn giáo và sắc tộc, cũng như sự hiện diện của các nhóm vũ trang, khủng bố và phe ly khai, gây ra tai họa cho những khu vực này.

Tuyến đường thương mại cũng có thể trở thành mục tiêu phá hoại hoặc tấn công của các thế lực thù địch chống lại lợi ích của Nga và Iran.

Ngoài ra, tuyến đường này cũng có thể phải cạnh tranh với các hành lang đã được thiết lập hoặc đang phát triển khác, nối liền châu Âu và châu Á, chẳng hạn như Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc; Hành lang giao thông Bắc-Nam quốc tế của Ấn Độ; và sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đối với Tuyến đường giao thông quốc tế xuyên Caspian. Các hành lang này đều có thể làm giảm sức hấp dẫn hoặc khả năng tồn tại của tuyến đường Nga-Iran.

Trong một trường hợp khác, tuyến đường thương mại này cũng có thể được coi là một thách thức hoặc mối đe dọa đối với các lợi ích và giá trị của châu Âu, cũng như các liên minh của châu Âu với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Châu Âu có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga và Iran hoặc thậm chí có hành động quân sự để phá vỡ hoặc chặn tuyến đường thương mại đó. Điều này có thể dẫn đến vòng xoáy leo thang xung đột trong khu vực.

Ngoài ra, tuyến đường thương mại Nga-Iran có thể làm gia tăng sự cạnh tranh, tạo thêm chia rẽ giữa Nga và châu Âu để giành ảnh hưởng và thị trường ở khu vực Á-Âu.

Nhìn chung, vượt qua các thách thức, tuyến đường mới này sẽ đóng vai trò là phương tiện quan trọng để Nga và Iran tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và khôi phục phát triển kinh tế. Ngoài ra, nó sẽ đóng vai trò là nền tảng để cả hai nước thúc đẩy hợp tác quốc phòng và kinh tế, cũng như tăng cường các mối quan hệ chiến lược hiện có.

Có thể bạn quan tâm
Thanh tra toàn diện dự án khu dân cư và du lịch sinh thái thác Giang Điền

Thanh tra toàn diện dự án khu dân cư và du lịch sinh thái thác Giang Điền

11:30 05/07/2023

Tỉnh Đồng Nai thực hiện thanh tra toàn diện dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền. Đoàn thanh tra sẽ thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường; thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác quản lý xây dựng, kinh doanh bất động sản..

Đấu giá đất huyện Hà Nội có giá trúng cao gấp 16 lần khởi điểm

Đấu giá đất huyện Hà Nội có giá trúng cao gấp 16 lần khởi điểm

07:30 31/08/2024

Giá trúng đấu giá đất tại huyện Mỹ Đức không ở mức cao như một số huyện, nhưng vẫn có trường hợp giá trúng cao gấp 16 lần giá khởi điểm.

Bình Thuận đi lên từ 'khó, khô, khổ'

Bình Thuận đi lên từ 'khó, khô, khổ'

18:00 28/02/2024

Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận - cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành sau khi tỉnh hoàn thành việc tổng kết 30 năm tái lập, rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm qua quá trình phát triển. Từ một tỉnh có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, được người dân khái quát bằng 3 từ “khó, khô, khổ” nhưng bằng nhiều quyết tâm, Bình Thuận đã vượt khó đi lên.

Căng thẳng Biển Đỏ kéo dài, kênh đào Suez thất thu nặng nề

Căng thẳng Biển Đỏ kéo dài, kênh đào Suez thất thu nặng nề

09:40 29/04/2024

Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Ai Cập Hala El-Said ngày 28/4 cho biết doanh thu của kênh đào Suez kể từ đầu năm 2024 đến nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái do căng thẳng leo thang ở Biển Đỏ.

Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel

Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel

08:30 03/04/2023

Nhận lời mời của Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Israel để thống nhất nội dung và chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) và thảo luận các vấn đề thương mại song phương.

Sau vụ cháy khiến 56 người tử vong: Vỡ mộng đầu tư chung cư mini

Sau vụ cháy khiến 56 người tử vong: Vỡ mộng đầu tư chung cư mini

07:10 16/09/2023

Có thể thấy, loại hình chung cư mini đã trở nên phổ biến trong nhiều năm trở lại đây tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… Tuy nhiên,...

Lời khẩn cầu bất thường từ một vườn thú Trung Quốc

Lời khẩn cầu bất thường từ một vườn thú Trung Quốc

20:10 21/09/2023

Đầu tháng này, một nhóm bảo tồn động vật hoang dã ở Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi khác thường.

Vốn đổ vào ngành taxi, mở dịch vụ đưa đón học sinh và khách nhậu

Vốn đổ vào ngành taxi, mở dịch vụ đưa đón học sinh và khách nhậu

06:30 18/06/2024

Nhiều doanh nghiệp tư nhân rót hàng trăm tỉ đồng để mua mới hàng ngàn ô tô chạy taxi, mở dịch vụ đón trẻ em, thậm chí chở khách nhậu vì lo ngại đo nồng độ cồn.

Tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư chung cư không hồi hết

Tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư chung cư không hồi hết

11:30 10/05/2023

Thời gian gần đây, tranh chấp chung cư lại tiếp tục bùng lên tại nhiều dự án ở Hà Nội. Nhiều người dân kéo đến biểu tình, cãi vã cổng...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới