Câu hỏi đặt ra là tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi và công bố vào lúc này.
Ngày 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi của nước này có tên "Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân".
Giới quan sát cho rằng động thái này nhằm "răn đe" phương Tây bởi lẽ việc phê duyệt và công bố diễn ra chỉ vài ngày sau khi rộ lên thông tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đã "bật đèn xanh" cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa mà Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Theo giải thích từ Điện Kremlin, học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga được công bố đúng kế hoạch.
Trả lời câu hỏi liệu việc công bố học thuyết hạt nhân mới hôm nay (19-11) có liên quan đến thông tin Mỹ quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Washington để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời:
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các chỉ thị liên quan trước đó. Chính tổng thống tuyên bố rằng việc chuẩn bị các nội dung sửa đổi đang ở giai đoạn cuối. Tài liệu cập nhật đã được công bố đúng thời hạn".
Động thái của Nga gây nhiều sự chú ý. Ông Peskov thừa nhận tài liệu mới được công bố sẽ "trải qua quá trình phân tích chuyên sâu ở cả Nga và nước ngoài".
Phiên bản trước đó của học thuyết hạt nhân Nga - được thông qua vào năm 2020 - nêu rõ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị kẻ thù tấn công hạt nhân hoặc bị tấn công thông thường đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia.
Nhưng giờ đây với phiên bản cập nhật, Nga - cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới - đã hạ thấp ngưỡng tấn công hạt nhân, gửi cảnh báo tới nước Mỹ, theo Hãng tin Reuters.
Theo Hãng tin Tass, sự xuất hiện của các mối đe dọa quân sự và rủi ro mới đã buộc Nga phải điều chỉnh các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân. Tài liệu nêu rõ Nga giờ đây sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân đều là một cuộc tấn công chung.
Mátxcơva cũng có quyền cân nhắc phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền của mình, một vụ triển khai máy bay hoặc phóng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhằm vào lãnh thổ Nga, một cuộc tấn công vào đồng minh của Nga là Belarus… Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân phải do chính Tổng thống Nga đưa ra.
Điện Kremlin nói Nga coi vũ khí hạt nhân là phương tiện răn đe và mục đích của học thuyết hạt nhân cập nhật là để làm rõ với các kẻ thù rằng sự trả đũa là điều không thể tránh khỏi nếu họ tấn công Nga.
Với việc Nga phê duyệt và công bố học thuyết hạt nhân mới vào lúc này, giới quan sát theo dõi liệu Ukraine sẽ dám sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga hay không, và nếu điều đó xảy ra thì Matxcơva sẽ phản ứng ra sao.
Được biết Nga và Mỹ kiểm soát tổng cộng 88% số đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Tổng thống Putin hiện là người ra quyết định chính của Nga về việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Nhóm tay súng tấn công giáo đường Do Thái và nhà thờ Chính thống giáo ở Cộng hòa Dagestan thuộc Nga, khiến ít nhất 15 cảnh sát thiệt mạng.
Ngày 1/11, Ukraine cho biết máy bay chiến đấu của Nga đã thả 'các vật thể nổ' lên đường đi của các tàu dân sự trên Biển Đen 3 lần trong 24 giờ qua, nhưng hành lang vận chuyển này vẫn đang hoạt động bình thường.
Tổng thống Ukraine nói các đối tác phương Tây cần duy trì viện trợ quân sự cho Kiev, nếu không muốn đối mặt 'trang hổ thẹn nhất lịch sử'.
Phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng Ukraine đang tiêu thụ đạn dược rất nhanh, trong đó nhiều loại chỉ đủ dùng trong 2-3 tháng tới hoặc ít hơn.
Nhóm vũ trang Hamas áp dụng chiến thuật du kích, như cài mìn và bắn rồi rút, gây hàng loạt tổn thất nặng cho quân đội Israel ở Dải Gaza.
Mỹ đưa Houthi vào danh sách thực thể 'khủng bố' nhằm đáp trả những cuộc tấn công của lực lượng này ở Biển Đỏ.
Thông tin sơ bộ ban đầu cho thấy vụ cháy trung tâm thương mại ở thủ đô Warsaw, Ba Lan không gây thiệt hại về người, song gần như toàn bộ tài sản đã bị thiêu rụi.
Nga thông báo BRICS nhất trí dừng kết nạp thành viên mới, nhằm tập trung giúp các nước tham gia từ đầu năm nay hội nhập tốt hơn.
Thủ tướng Pakistan Anwaar ul Haq Kakar ngày 9/11 cho rằng vấn đề tranh chấp ở Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ phải được giải quyết để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.