Quân đội Nga cảnh báo sẽ trả đũa quyết liệt nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân ở Kursk và gây ô nhiễm phóng xạ.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/8 cho biết đang xem xét nghiêm túc thông tin Ukraine đang lên kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân nằm ở tỉnh Kursk, cách biên giới hai nước khoảng 90 km, vốn trở thành điểm nóng giao tranh gần đây.
"Nếu Kiev thực hiện kế hoạch nhằm gây ra thảm họa nhân tạo ở phần lục địa châu Âu này, dẫn tới ô nhiễm phóng xạ trên vùng lãnh thổ rộng lớn, họ sẽ lập tức chịu các biện pháp đáp trả quân sự và kỹ thuật - quân sự cứng rắn", Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố.
Bộ Quốc phòng Nga không nêu chi tiết biện pháp trả đũa có thể tung ra với Ukraine, nhưng nhấn mạnh bất cứ hành vi nào tấn công nhà máy hạt nhân Kursk sẽ vi phạm nghị quyết Liên Hợp Quốc (LHQ) về chống khủng bố hạt nhân.
Truyền thông Nga trước đó đưa tin Ukraine có kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Kursk hoặc ở Zaporizhzhia, một trong 4 tỉnh Nga đã sáp nhập. Ukraine phủ nhận thông tin này.
Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân Kursk, có vị trí rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho một số khu vực lân cận, vẫn hoạt động bình thường.
Quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Kursk hôm 6/8, tuyên bố đã kiểm soát hàng chục ngôi làng trong chiến dịch xuyên biên giới lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 17/8 tuyên bố đang củng cố các vị trí tại Kursk, dấu hiệu cho thấy họ sẽ bám trụ lâu dài trên đất Nga.
Nga gọi chiến dịch của Ukraine là "hành động khiêu khích lớn" và tuyên bố sẽ "đáp trả thích đáng". Các chuyên gia nhận định một trong những mục tiêu của Kiev khi mở chiến dịch là nhằm phân tán bớt lực lượng của Nga ở mặt trận phía đông, qua đó giảm áp lực cho quân đội Ukraine tại đây. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Nga sẽ rút lực lượng lớn ở Donbass để chi viện cho tỉnh Kursk.
Ngọc Ánh (Theo RT/Reuters/AFP)
Ngày 17/1, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Tunisia thông báo các đơn vị an ninh của nước này đã bắt giữ 21 cá nhân bị cáo buộc có liên quan đến khủng bố. Cùng ngày, UAV tiếp tục tấn công tàu Mỹ ở vịnh Eden.
Nga - Cuba nối lại đường bay thẳng, Iran bác cáo buộc tấn công tàu có thuỷ thủ Việt Nam, cháy lớn trên tàu phá băng hạt nhân của Nga, Trung Quốc phóng thành công 4 vệ tinh khí tượng ... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Cảnh sát bang Kentucky điều trực thăng cùng drone mang cảm biến hồng ngoại để truy lùng nghi phạm xả súng trên cao tốc làm 5 người bị thương.
Ngày 15/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến công du 4 ngày tới Australia. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Cường sẽ đưa ra lời cam kết mở rộng hoạt động thương mại trong bối cảnh hai bên đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Thái Bình Dương.
Pháp phủ nhận tuyên bố của giới chức Nga rằng lính đánh thuê nước này đang tham chiến ở Ukraine, gọi cáo buộc là 'sự thao túng tâm lý'.
Ukraine tập kích liên tiếp hai cầu quan trọng tại tỉnh Kursk của Nga, nhằm cắt tuyến chi viện của Moskva, tạo 'vùng đệm' mà họ có thể kiểm soát lâu dài.
Ít nhất 11 người thiệt mạng trong vụ sập mỏ than ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc.
Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.
Tổng thống Indonesia thăm Australia, Ấn Độ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh SCO, Nhật Bản đón Tổng giám đốc IAEA... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.