Nga cảnh báo "đáp trả thích đáng và mạnh mẽ" nếu Ukraine dùng tên lửa tầm xa được phương Tây viện trợ để tập kích mục tiêu trong lãnh thổ nước này.
"Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ của chúng tôi sẽ đồng nghĩa Mỹ cùng các vệ tinh của họ đã tham gia trực tiếp hành động thù địch nhằm vào Nga, làm thay đổi bản chất cuộc xung đột", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố ngày 18/11. "Nga sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng, mạnh mẽ trong trường hợp như vậy".
Bộ Ngoại giao Nga bình luận sau khi truyền thông Mỹ ngày 17/11 dẫn lời giới chức nước này cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ chuyển giao để tập kích mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công đầu tiên có thể diễn ra trong những ngày tới, sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS với tầm bắn tối đa 300 km. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 18/11 từ chối xác nhận thông tin trên truyền thông Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói phương Tây "đang cố đạt mục tiêu viển vông là 'đánh bại Moskva về mặt chiến lược'". "Nhưng bất kể ông Zelensky và tay sai của ông ấy có hy vọng và cầu nguyện thế nào, không có 'vũ khí kỳ diệu' có thể tác động đến chiến dịch đặc biệt", bà nói.
Nếu được xác thực, đây sẽ là thay đổi lớn về chính sách của Washington. Chính quyền ông Biden trong thời gian dài đã từ chối gỡ rào vũ khí cho Kiev vì lo ngại căng thẳng gia tăng, bất chấp lời kêu gọi của giới chức Ukraine. Điện Kremlin từng cảnh báo động thái như vậy sẽ là bước leo thang lớn trong xung đột.
Một số quan chức Mỹ nhận định hành động của ông Biden khó thay đổi cục diện chiến trường về tổng thể, song vẫn sẽ giúp ích cho Ukraine vào thời điểm Nga đang đạt nhiều bước tiến lớn, đồng thời tạo điều kiện để Kiev có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán nếu hai bên đồng ý đối thoại.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên trong xung đột Nga - Ukraine tránh leo thang căng thẳng hơn nữa.
Như Tâm (Theo AFP, TASS)
Tổng thống Venezuela Maduro cho biết nước này hướng tới giải pháp hòa bình và ngoại giao trong vấn đề tranh chấp vùng Esequibo với Guyana.
Kenya tuyên bố cần ít nhất 11 tỷ Ksh (khoảng 83 triệu USD) để khởi động kế hoạch phát triển lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân đầu tiên, dự kiến là bước đệm hướng tới sản xuất điện hạt nhân trong tương lai.
Quân đội Israel đưa quân vào Al-Shifa, bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, nói rằng họ nhận được tin tình báo lực lượng Hamas đang sử dụng bệnh viện làm căn cứ.
Quan ngại trước tình hình hiện nay ở Nagorno-Karabakh, Mỹ và các đối tác cam kết sẽ thực hiện sứ mệnh giám sát quốc tế trong thời gian tới.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb ngày 17/10 cho biết nước này sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về 'Kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thủ lĩnh đối lập Israel cáo buộc Thủ tướng Netanyahu đang khiến đất nước lún sâu vào chiến tranh không hồi kết, thay vì đàm phán cứu con tin.
Sự kiện tại Trại David cho thấy nỗ lực thể chế hóa hợp tác giữa Washington và hai đồng minh quan trọng, song còn đó thách thức từ bên trong và bên ngoài.
Khu trục hạm Mỹ Mannert L. Abele bị gãy làm đôi trong cuộc tấn công của 2 phi công cảm tử thần phong (kamikaze) và chìm ở độ sâu 1.371...
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ xúc động vì các chia sẻ tâm huyết, trách nhiệm với quê hương. Ông nhấn mạnh đất nước luôn trân quý và nỗ lực lắng nghe cho thấu, cho rõ các tâm tư, nguyện vọng của kiều bào.