Người dân Nga hôm nay bắt đầu đi bỏ phiếu bầu tổng thống trong ba ngày 15-17/3, chọn ra lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước trong 6 năm tới.
Từ ngày 15/3, hơn 94.000 điểm bỏ phiếu bầu tổng thống khắp nước Nga sẽ hoạt động từ 8h đến 20h. Đây là lần đầu tiên Nga tổ chức bầu cử tổng thống trong ba ngày, thay vì một ngày như trước đây, và cho phép cử tri bỏ phiếu từ xa.
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga Ella Pamfilova cho biết người dân thích hình thức này vì họ có thêm nhiều cơ hội để bỏ phiếu.
Đây là lần đầu tiên người dân ở 4 khu vực mới sáp nhập vào Nga, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia, tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống. Nga sáp nhập 4 tỉnh này hồi tháng 10/2022, sau cuộc trưng cầu dân ý.
Các ứng viên gồm Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, người tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov. Ông Putin, 71 tuổi, trước đó đã kêu gọi toàn bộ cử tri đi bầu tổng thống Nga để thể hiện lòng yêu nước.
Đây là lần thứ năm ông Putin tranh cử tổng thống Nga. Ông hiện nhận được sự ủng hộ của gần 90% cử tri Nga và được cho là sẽ dễ dàng tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 6 năm.
Tại vùng Viễn Đông Nga, các điểm bỏ phiếu đã mở cửa. Thống đốc tỉnh Kamchatka Vladimir Solodov là người đầu tiên trong khu vực đi bỏ phiếu.
Quá trình bỏ phiếu sẽ kết thúc vào 21h ngày 17/3, khi điểm bầu cử ở Kaliningrad đóng cửa.
Bên cạnh hình thức đi bầu truyền thống, người dân có thể bỏ phiếu điện tử tại 29 khu vực, trong đó có Moskva. Cử tri trước đó nộp đơn đăng ký bỏ phiếu trực tuyến từ ngày 29/1 đến 11/3. Có khoảng 4,7 triệu người chọn hình thức này. Kết quả bỏ phiếu trực tuyến sẽ được thông báo vào khoảng 22-23h ngày 17/3.
Ngoài ra, Nga còn mở 295 điểm bỏ phiếu nước ngoài tại 144 quốc gia và trên vùng lãnh thổ của trung tâm vũ trụ Baikonur, nơi Nga thuê từ Kazakhstan.
Khi Nga mới khởi động bầu cử, có tổng cộng 33 người, gồm 9 ứng viên từ các đảng và 24 ứng viên độc lập, lên kế hoạch tranh cử, nhưng cuối cùng chỉ 15 người nộp hồ sơ đăng ký làm ứng viên. Khi hết hạn nhận hồ sơ hôm 1/1, chỉ còn 11 ứng viên, trong đó 4 người được xác nhận đủ tư cách tranh cử tổng thống.
Ứng viên cần nhận được hơn 50% số phiếu để chiến thắng. Nếu không ứng viên nào đáp ứng đủ điều kiện, vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra ba tuần sau, vào ngày 7/4. Người chiến thắng dự kiến nhậm chức vào ngày 7/5.
Ngọc Ánh (Theo TASS/Reuters/AFP)
Chánh văn phòng Esmaili cho biết trước khi gặp nạn, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi, đang bay giữa hai chiếc còn lại, đột nhiên biến mất.
Tổng thống Ukraine cho biết nước này bắn hạ 70% tên lửa, UAV trong các cuộc tập kích gần đây của Nga, song Kiev cần thêm hệ thống phòng không.
Ngày 12/10, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã trao đổi thư từ với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ song phương (1948-2023).
Cảnh sát địa phương cho biết chiếc xe buýt chở quá tải bị trượt ra khỏi cầu cao tốc và rơi xuống một hẻm núi Himalaya gần thành phố Jammu, khiến ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 55 người bị thương.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 19/12 đã thông qua nghị quyết hàng năm của Nga về cuộc chiến chống tôn vinh chủ nghĩa phát xít.
Sáng 23-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các chuyên gia, học giả tại ĐH Columbia trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Mỹ.
Ukraine nói vụ ném bom của Nga đã làm hư hại một tòa nhà chọc trời có từ thời Liên Xô, vốn đã trở thành biểu tượng của thành phố Kharkov ở đông bắc Ukraine.
Dự thảo Công ước Liên hợp quốc đặt ra cơ sở cho sự phối hợp giữa các chính phủ và khu vực tư nhân trong phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng.
Nhiều nhóm dân sự và cư dân biên giới Hàn Quốc kêu gọi chính phủ hạn chế các nhà hoạt động thả truyền đơn sang Triều Tiên.