Nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội

06:10 10/07/2023

Hào hoa, thanh lịch đã trở thành đặc trưng, là văn hóa ứng xử ở trình độ cao và có tính chuẩn mực được biểu hiện qua nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của người Hà Nội xưa và nay.

Lễ nghĩa trong giao tiếp của người Hà Nội

Ngày 1.7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiến hành tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng: Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người.

Thăng Long xưa là đầu mối hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, học thuật của cả nước. Thị dân với phần nhiều là những văn nhân, nho sĩ thời xưa đã hình thành nên những chuẩn mực ứng xử tao nhã, chú trọng lễ nghĩa mà những nét đẹp đó còn hiện tồn đến ngày nay.

Giao tiếp, ứng xử trước hết thể hiện qua lời ăn tiếng nói, đó là chất giọng của người Hà Nội “người thanh tiếng nói cũng thanh”.

Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở sự chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Một nhà nghiên cứu văn hóa từng nhận xét về tiếng nói của người Hà Nội: “Tiếng nói phát ra từ người Hà Nội là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiêu kỳ, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh bợ”.

Về lễ nghĩa trong giao tiếp ứng xử, nhà văn Vũ Ngọc Phan có viết rằng: “Dân Hà Nội xưa cũng có người đẹp, người xấu, người trang nhã, người thô tục như các nơi khác thời bấy giờ, nhưng người ta nhận thấy trong sự giao tiếp giữa con người với con người, ít khi người Hà Nội xưa có những thói thô bạo, tục tằn”.

Qua đó, có thể thấy hình ảnh người Hà Nội trong tâm trí mọi người rất thanh lịch trong cách ứng xử thể hiện ở sự nhẹ nhàng, tế nhị.

Nét hào hoa, thanh lịch trong giao tiếp ứng xử đã trở thành một đặc trưng nhân cách người Hà Nội: Lòng tự trọng, tính trung thực, thẳng thắn, giàu nghĩa khí; coi trọng trí tuệ và đạo đức hơn tiền bạc và danh lợi; lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử và giao tiếp; mềm mại, uyển chuyển...

“Vẫn biết lịch sử là biến đổi không ngừng. Vẫn biết dân cư thành phố, Thủ đô là dân cư lưu/ sinh động, thu hút khách thập phương, người tài tứ xứ... để người Hà Nội có nhiều quê, nhiều “cựu quán”... Nhưng sông - hồ thành phố rồng bay ở nơi lắng hồn núi sông ngàn năm để kết tinh thành tâm hồn Hà Nội và cái phong cách hay nếp sống hào hoa - thanh lịch”.

(GS. Trần Quốc Vượng).

Những nét hào hoa, thanh lịch xưa

Là trung tâm chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa của cả nước, Thăng Long - Hà Nội có điều kiện thuận lợi tiếp thu, tổng hợp nét tinh túy từ mọi miền tổ quốc. Ẩm thực của Hà Nội đã đi vào nhiều tác phẩm văn học như: “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà Nội” (1960) của Vũ Bằng hay “Thương nhớ mười hai” (1971) của Băng Sơn...

Những người lên Hà Nội lập nghiệp mang theo những món ăn truyền thống từ quê hương. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành ẩm thực Hà Nội phong phú. GS. Vũ Ngọc Khánh cho rằng, riêng về bánh, Hà Nội có đến 60 thứ bánh.

Ngoài ra, người Hà Nội còn có nhiều loại bún: bún riêu, bún ốc, bún chả, đặc biệt là bún thang. Có ý kiến cho rằng bún thang là đặc trưng cho ẩm thực Hà Nội. Chế biến bát bún rất cầu kỳ, mất thời gian nhưng chế biến xong thì “đẹp như một bức tranh nhiều màu sắc”.

Có lẽ họ cho rằng, bún thang là tiêu biểu cho ẩm thực Hà Nội vì nó thể hiện sự cầu kỳ, hình thức trong chế biến món ăn của người Hà Nội. Một món ăn khác của Hà Nội nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là phở. Nhà văn Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội” đã gọi phở là “món quà căn bản” của tạo hóa dành cho người Hà Nội hào hoa, thanh lịch.

Trang phục cũng là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Cách ăn mặc của người Hà Nội xưa vẫn được đánh giá là nền nã, kín đáo và chỉnh tề, không cầu kỳ về kiểu dáng và không lòe loẹt về màu sắc. Nhà văn Băng Sơn cho rằng, “Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo”.

Thăng Long với 61 phường thời Lý - Trần, 36 phố phường thời Lê - Nguyễn và Hà Nội ngày nay là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống, mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước.

Từ ngàn năm trước, những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè, họ hàng làng xóm lên Kinh đô mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo, họ đã làm ra những sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng Kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.

Qua thời gian, những phố phường xưa giờ đã đổi thay nhiều, nhưng dù thay đổi thế nào thì Hà Nội vẫn giữ nếp xưa "buôn có bạn, bán có phường", nhiều con phố bên cạnh cái tên hành chính còn có những cái tên phụ mà người Hà Nội quen gọi để nhắc đến nghề đặc trưng của nó như phố: Bún Chả (Hàng Mành, Mai Hắc Đế), phố Cà phê (Hàng Hành), phố Xe máy (Bà Triệu)...

Nhu cầu tiêu dùng của người đô thị đòi hỏi những sản phẩm chất lượng tốt khiến những người thợ bộc lộ hết tài năng của mình.

Chính vì vậy, dân gian có câu “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ” là để ca ngợi tài năng của những người thợ đất Thăng Long - Hà Nội trong lao động sản xuất.

Ngày nay, người Hà Nội lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nét hào hoa, thanh lịch của con người Hà Nội vẫn được bộc lộ. Có thể nói, “Hà Nội - phố nghề" là sự hội tụ tài năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước.

“Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Đó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hội...

tất cả phải có văn hóa”.

(Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc)

Văn hóa của người Hà Nội, trong đó có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đã và đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và của cả người dân.

Xây dựng “văn hóa người Hà Nội” được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bắt đầu từ “nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp” từ trong gia đình đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm
Vợ chồng người lính Trường Sa hơn 100 lần hiến tiểu cầu

Vợ chồng người lính Trường Sa hơn 100 lần hiến tiểu cầu

12:45 26/10/2024

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông Trần Văn Toan trở về quê nhà, cùng vợ thực hiện một 'nhiệm vụ' mới là hiến tiểu cầu cứu người.

Có nên uống nước sau khi uống siro ho không?

Có nên uống nước sau khi uống siro ho không?

00:40 03/07/2024

Khi phải chống chọi với cơn ho dai dẳng, nhiều người tìm đến siro ho để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại siro này có thể...

Tuổi trẻ Đà Nẵng tiếp bước tự hào truyền thống Điện Biên anh hùng

Tuổi trẻ Đà Nẵng tiếp bước tự hào truyền thống Điện Biên anh hùng

16:10 07/05/2024

Hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tuổi trẻ Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của sự kiện này.

TPHCM: Xây dựng cầu đi bộ nối đường Nguyễn Huệ với công viên Bạch Đằng

TPHCM: Xây dựng cầu đi bộ nối đường Nguyễn Huệ với công viên Bạch Đằng

07:00 01/04/2023

Các đơn vị nhận thấy vị trí xây dựng cầu vượt kết nối từ vỉa hè đường Nguyễn Huệ (phía đường Đồng Khởi) với Công viên Bạch Đằng là cần thiết nhất hiện nay.

Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng vào nhạc kịch

Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng vào nhạc kịch

12:30 23/06/2024

NSƯT Tuyết Minh chuyển thể Bỉ vỏ - tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng thành nhạc kịch. Tác phẩm do Đoàn ca múa Hải Phòng thể hiện sẽ công diễn vào tối 29-6 tại Nhà hát lớn Hải Phòng.

Khu du lịch thác Bản Giốc ngập trong nước lũ

Khu du lịch thác Bản Giốc ngập trong nước lũ

05:10 31/07/2024

Mưa lớn khiến khu vực thác Bản Giốc ngập trong biển nước đục ngầu, du khách đến nơi phải quay về.

Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức bữa cơm trên bản

Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức bữa cơm trên bản

12:30 28/09/2024

Trong khuôn khổ chương trình “Cơm trên bản” năm 2024, Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp cùng các mạnh thường quân đã tổ chức trao quà, nấu cơm cho các em nhỏ ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, với tổng trị giá gần 500 triệu đồng.

Nữ thủ lĩnh đoàn thắp lửa phong trào nơi rẻo cao

Nữ thủ lĩnh đoàn thắp lửa phong trào nơi rẻo cao

06:50 24/11/2023

Dám nghĩ dám làm - đó là tính cách nổi bật của chị Lô Thị Lan (SN 1991, người dân tộc Thái) - Bí thư Đoàn thị trấn Thạch Giám, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An. Nhiều năm gắn bó với công tác Đoàn, chị luôn giữ tinh thần nhiệt huyết, là người thắp lửa phong trào nơi mảnh đất rẻo cao.

Tiểu thuyết mới của tác giả Tết ở làng Địa Ngục, Kẻ ăn hồn: 25 độ âm

Tiểu thuyết mới của tác giả Tết ở làng Địa Ngục, Kẻ ăn hồn: 25 độ âm

10:30 20/07/2024

Câu chuyện trong tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả 9x Thảo Trang vừa ra mắt bạn đọc gợi nhớ tới thảm kịch 39 người Việt chết trong container đông lạnh ở Anh năm 2019.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới