NATO tìm cách 'thoát Mỹ'

08:40 11/07/2024

Tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Washington, lãnh đạo các nước NATO đang tìm kiếm phương án tự lực, bớt lệ thuộc vào... Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington (Mỹ) vào ngày 9-7 - Ảnh: REUTERS

Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu 75 năm thành lập NATO diễn ra từ 9 tới 11-7 ở Washington, Mỹ khi liên minh quân sự này đứng trước bước ngoặt rất lớn: hướng đi mới trong một bối cảnh địa chính trị phức tạp nhất nhiều thập niên gần đây.

Mặt trận mới

"Ngày nay, NATO đang trong trạng thái mạnh mẽ nhất lịch sử" - Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu ngày 9-7, diễn tả thông điệp quan trọng nhất của Washington về việc trấn an đồng minh, kêu gọi đoàn kết và thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ.

Năm nay, NATO chào đón sự có mặt của Thụy Điển và Phần Lan - một diễn biến tiếp theo trong quá trình mở rộng của khối. Tổng thống Biden đặc biệt nhấn mạnh điều 5 của NATO về phòng thủ chung, trong đó việc một thành viên bị tấn công đồng nghĩa toàn NATO bị tấn công và sẽ có hành động chung đáp trả.

  • NATO đã cam kết gì với Ukraine tại thượng đỉnh ở Mỹ?

  • Thượng đỉnh NATO: Dải Gaza bị ngó lơ?

  • Tại thượng đỉnh NATO, ông Zelensky thừa nhận ông Trump khó đoán

Thông điệp này được nhắc lại giữa lúc cuộc họp NATO bị xung đột Nga - Ukraine phủ bóng. Ông Biden đã dùng Tổng thống Nga Vladimir Putin để kêu gọi đoàn kết, nhắc nhở các nước (đặc biệt ở châu Âu) về việc ông Putin "sẽ không dừng lại ở Ukraine", và rằng việc tăng cường năng lực quân sự là yêu cầu cấp thiết trước các hiểm họa trong tương lai.

Trên thực tế, NATO đang đối diện bối cảnh địa chính trị phức tạp hơn nhiều. Hiện nay, nhiều nước nhìn nhận an ninh thế giới không khác gì Chiến tranh lạnh, giữa một khối gồm NATO và các nước phương Tây, và một "khối" gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran. Việc Nga thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên và Trung Quốc càng là động lực để NATO có những bước tính toán mới, rộng hơn, bao phủ nhiều vấn đề hơn.

Chính vì vậy, ngoài câu chuyện thực tiễn trước mắt về việc viện trợ quân sự cho Ukraine, NATO cũng tìm cách thúc đẩy quan hệ với bốn đối tác thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những nước chia sẻ với NATO các mối lo ngại về an ninh - kinh tế liên quan tới Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Một NATO không... Mỹ

Việc NATO xích lại gần các đối tác châu Á không phải là diễn biến mới. Tuy nhiên khi đặt vào bối cảnh hiện nay, đây là nhu cầu ngày càng cấp thiết với những bất định về tình hình kinh tế và chính trị, đặc biệt khi nhắc tới Mỹ.

Sự hiện diện của ông Biden là chi tiết khắc họa rõ nét và đầy đủ nhất về việc NATO phải chọn cách tiếp cận mới. Dù có ông Biden hay không, NATO vẫn phải chuyển mình, nhưng vắng ông thì sự chuyển mình này trở nên gấp rút hơn.

Chiến dịch tranh cử đầy trục trặc của ông Biden vô tình tạo ra một thách thức không lường trước cho NATO. Liên minh quân sự này cần duy trì động lực trong việc ủng hộ Ukraine và đóng vai một bức tường thành chống chịu mọi đe dọa trong tương lai. Nỗ lực này trở nên khó khăn hơn cho NATO khi niềm tin đặt vào đầu tàu của họ trở nên mong manh.

Theo lối suy nghĩ đang thịnh hành hiện nay, NATO mong nước Mỹ sẽ cam kết và "dễ đoán" như chính quyền ông Biden, và ngược lại rất khó đoán và nhiều áp lực nếu cựu tổng thống Donald Trump đắc cử.

Trong mắt nhiều người, ông Trump sẽ là vị tổng thống mang quan điểm cứng rắn hơn với NATO, yêu cầu các thành viên NATO phải san sẻ trách nhiệm nhiều hơn để được bảo vệ, cụ thể là đóng góp tài chính ở mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trên thực tế, yêu cầu 2% GDP đã có từ thời các cựu tổng thống như George W. Bush và Barack Obama. Bản thân ông Obama cũng từng thất vọng khi nhiều nước NATO không thực hiện cam kết 2% này như đã hứa vào năm 2014 - thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Số liệu mới nhất cho thấy chỉ 13 trên 31 thành viên NATO đáp ứng ngưỡng này.

Nói vậy để thấy các thách thức mới hiện nay buộc NATO phải chủ động đóng góp cho quỹ an ninh chung hoặc đúng ra phải tiếp tục tìm cách "tự lực cánh sinh". Một NATO, một Liên minh châu Âu (EU) độc lập hơn về an ninh là mong muốn của nhiều lãnh đạo phương Tây trong các năm qua.

Đã xuất hiện ngày càng nhiều ý kiến cảnh báo về sự lệ thuộc quá lớn vào Mỹ, thậm chí băn khoăn về chuyện liệu các công ty sản xuất vũ khí ở Mỹ kiếm được bao nhiêu từ châu Âu. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington, việc NATO đàm phán kế hoạch tăng cường sản xuất cũng là chuyện một công đôi việc.

Giữ Mỹ ở gần vẫn là điều rất quan trọng với NATO, nhưng đa dạng hóa lựa chọn hợp tác ngoài Mỹ cũng là chuyện tốt. Đó cũng là cơ hội cho các đối tác của NATO, ví như việc Công ty Hanwha Aerospace của Hàn Quốc vừa trúng thầu 1 tỉ USD từ Romania để cung cấp pháo tự hành...

Ông Trump "hiện diện"

Cuộc họp của NATO được xem là dịp tốt để Tổng thống Mỹ Biden trấn an đồng minh rằng mình có thể tái đắc cử và có thể hoàn thành tốt nhiệm kỳ sắp tới. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ông Biden sau cuộc tranh luận ứng viên tổng thống bị đánh giá thất bại trước ông Trump, dẫn tới việc dư luận xôn xao chuyện ông Biden bị Đảng Dân chủ tìm người thay thế.

Đến nay, có thể thấy giới quan sát đang đánh giá khả năng ông Trump đắc cử cao hơn, và các nước đã rục rịch chuẩn bị cho những thay đổi chính sách nhằm phù hợp với một Nhà Trắng do ông Trump nắm quyền.

Hôm 10-7, Reuters cho biết thậm chí một vài quan chức cấp cao của EU dự thượng đỉnh NATO đã gặp gỡ ông Keith Kellogg - người đang là cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Có thể bạn quan tâm
Bulgaria là nước mới nhất cấm ôtô mang biển số Nga nhập cảnh

Bulgaria là nước mới nhất cấm ôtô mang biển số Nga nhập cảnh

07:20 03/10/2023

Ngày 2/10, Người đứng đầu cảnh sát biên phòng Bulgaria, ông Anton Zlatanov cho biết, lệnh cấm nhập cảnh đối với ôtô mang biển số LB Nga sẽ bắt đầu được áp dụng ở nước này từ tối 2/10.

Phi cơ tuần thám Nhật gặp nạn trong chuyến bay cứu hộ thứ ba

Phi cơ tuần thám Nhật gặp nạn trong chuyến bay cứu hộ thứ ba

07:00 05/01/2024

Máy bay Cảnh sát biển Nhật đang thực hiện chuyến bay cứu hộ thứ ba trong 24 giờ tới vùng động đất thì va chạm phi cơ chở khách ở sân bay Haneda.

Thiệt mạng vì bị người tâm thần đẩy vào trước mũi tàu ở New York

Thiệt mạng vì bị người tâm thần đẩy vào trước mũi tàu ở New York

15:45 27/03/2024

Một người đàn ông đã thiệt mạng sau khi bị nam thanh niên tâm thần đẩy vào trước mũi tàu điện ngầm đang lao đến ở New York.

Hoài nghi về thỏa thuận an ninh 10 năm Mỹ - Ukraine

Hoài nghi về thỏa thuận an ninh 10 năm Mỹ - Ukraine

13:10 14/06/2024

Thỏa thuận an ninh Mỹ - Ukraine được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ Kiev, nhưng tương lai của nó bị hoài nghi khi mọi cam kết có thể bị phá nếu ông Trump tái đắc cử.

Thêm một vụ chìm tàu ở đảo Jeju, Hàn Quốc

Thêm một vụ chìm tàu ở đảo Jeju, Hàn Quốc

14:20 28/01/2024

Theo thông tin từ Yonhap, một vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra ngoài khơi đảo Jeju, Hàn Quốc, khi một tàu cá nhỏ chở một người Hàn Quốc và hai thuyền viên Indonesia bị chìm.

Tướng Iran đe dọa 'gây thiệt hại tối đa' cho Israel

Tướng Iran đe dọa 'gây thiệt hại tối đa' cho Israel

21:10 06/04/2024

Tham mưu trưởng quân đội Iran thề báo thù cho chuẩn tướng bị hạ sát ở Syria, cảnh báo gây thiệt hại tối đa cho Israel.

Thế bị động buộc Mỹ dằn mặt Houthi

Thế bị động buộc Mỹ dằn mặt Houthi

07:30 14/01/2024

Houthi nhiều tháng qua đẩy Mỹ vào thế bị động khi phải liên tục dùng tên lửa đắt tiền bắn hạ UAV giá rẻ, buộc Washington phải tung đòn tập kích răn đe.

Ý tưởng bảo vệ cầu Crimea: Bài học từ Thế chiến 1

Ý tưởng bảo vệ cầu Crimea: Bài học từ Thế chiến 1

07:10 05/08/2023

Nếu những tấm lưới được lắp đặt cách cầu Crimea ít nhất 1km thì có thể ngăn cản xuồng không người lái trên biển đột nhập.

Ukraine cảnh báo tình hình mặt trận tiếp tục xấu đi

Ukraine cảnh báo tình hình mặt trận tiếp tục xấu đi

20:00 22/04/2024

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết tình hình ở tiền tuyến của nước này có thể sẽ xấu đi trong những tuần tới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra