NATO thông báo Đan Mạch và Hà Lan bắt đầu chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine, bước đi được kỳ vọng giúp tăng khả năng phòng thủ cho Kiev.
"Ngay lúc này, tiêm kích F-16 đang được chuyển từ Đan Mạch và Hà Lan tới Ukraine", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington hôm nay.
Ông thêm rằng "những chiếc tiêm kích đó sẽ bay trên bầu trời Ukraine vào mùa hè để đảm bảo rằng Kiev có thể tiếp tục tự vệ hiệu quả trước cuộc chiến của Nga".
Ukraine từ lâu đề nghị được chuyển giao tiêm kích hiện đại của phương Tây để khắc chế ưu thế trên không của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 8 năm ngoái bật đèn xanh, cho phép các nước châu Âu chuyển giao tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine, bất chấp lo ngại trước đó về thời gian huấn luyện phi công kéo dài.
Ngoại trưởng Blinken cho hay việc chuyển giao tiêm kích F-16 sẽ phát thông điệp tới Nga rằng nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài, bên chịu thiệt hại sẽ là Moskva. Ông cũng nhấn mạnh cách nhanh nhất để đạt được hòa bình là "xây dựng Ukraine hùng mạnh".
Tăng cường khả năng phòng không là điều rất quan trọng với Ukraine. Nga đã nối lại các cuộc tập kích vào lưới điện quốc gia Ukraine trong mùa xuân, gây tình trạng mất điện trên diện rộng, cũng như tăng cường tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược của nước này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho biết ông muốn củng cố năng lực phòng không của nước này trong mùa hè, nhấn mạnh Kiev cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ lãnh thổ.
Các thành viên NATO đã công bố chuyển giao thêm 4 tổ hợp Patriot, một tổ hợp SAMP-T cùng các hệ thống phòng không khác cho Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh NATO, đang diễn ra tại Mỹ, dự kiến công bố thêm nhiều gói viện trợ khác cho Kiev.
Tuyên bố từ Nhà Trắng cũng cho biết Bỉ và Na Uy cam kết cung cấp thêm tiêm kích cho Ukraine, đồng thời khẳng định liên minh sẽ tiếp tục giúp Kiev tăng cường năng lực không quân.
Hiện chưa rõ số lượng tiêm kích F-16 được NATO chuyển giao cho Ukraine cũng như địa điểm bố trí của chúng. Nga gần đây tiến hành một số đợt tập kích vào sân bay sâu trong lãnh thổ Ukraine, dường như để kiểm tra khả năng tấn công những căn cứ đồn trú của tiêm kích F-16.
Thùy Lâm (Theo AFP, Reuters)
Ngày 22/1, liên minh Mỹ-Anh cũng như lực lượng Houthi đều tuyên bố mở đợt tấn công mới nhằm vào nhau.
Các nhà chức trách Mexico hôm 26/8 cho biết một nhóm tay súng chưa rõ danh tính đã xả súng vào xe tuần tra cảnh sát khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.
Sau quyết định của ông Joe Biden rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2024, đảng Dân chủ đã nồng nhiệt hoan nghênh.
Phần Lan điều tiêm kích F-18 đến Romania trong lần đầu tiên triển khai quân đội thuộc khuôn khổ NATO kể từ khi gia nhập.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định Nga và Trung Quốc không cần phải thành lập liên minh quân sự, hợp tác đã đủ tốt và gắn kết với nhau.
Tình hình bạo loạn ở Pháp trong ngày 2/7 đã có dấu hiệu thuyên giảm, song vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và nguy cơ lan rộng sang các vùng, láng giềng lân cận.
Ngày 19/7, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đến thăm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo USS Kentucky của Mỹ đậu tại cảng Busan (Hàn Quốc) và bày tỏ sự quan ngại trước các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Thời tiết không thuận lợi và phòng tuyến kiên cố của Nga có thể khiến Ukraine ngần ngại đưa loạt xe tăng Abrams được Mỹ viện trợ ra tiền tuyến.
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla sẽ thăm chính thức Nga từ ngày 10-12/6.