Nạn bạo lực học đường, phải ngăn chặn mầm mống từ sớm

10:20 05/01/2024

Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra trong và cả ngoài nhà trường gây hoang mang, bức xúc dư luận và lo âu cho những bậc làm cha, làm mẹ. Làm thế nào để giảm thiểu vấn nạn này?

Học sinh Trường THCS Ba Đình (TP.HCM) diễn tiểu phẩm tuyên truyền chống bạo lực học đường - Ảnh: NHƯ HÙNG
PGS.TS.BS Tạ Thị Minh Tâm

Đối thoại với Tuổi Trẻ về chủ đề này, PGS.TS.BS Tạ Thị Minh Tâm - khoa tâm thần và trị liệu tâm lý, khoa học thần kinh Cơ sở Benjamin Franklin, Viện trường Đại học Y khoa Charité Berlin, Đức) - chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại Đức và những bài học mà Việt Nam có thể tham khảo.

Bạo lực học đường: tảng băng đã nổi

* Với công việc của mình, theo như bà quan sát, phải chăng các vụ việc bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều hơn?

- Bạo lực học đường là vấn đề nan giải và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, tăng các nguy cơ rối loạn, lo âu, trầm cảm và làm giảm sự tự tin của học sinh vào bản thân. Các tác động không chỉ nhất thời mà còn lâu dài, tiềm ẩn mối nguy về các rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm, tự hoại hay tự tử. Gần như trong mọi nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh trên thế giới đều đề cập đến các trải nghiệm bạo lực, bắt nạt học đường.

Ngày nay với Internet và mạng xã hội, có lẽ hiện tượng này được nhìn nhận và ghi lại nhiều hơn. Giống như một tảng băng chìm dần được nổi lên trên mặt nước. Liệu tảng băng ấy có lớn hơn so với trước đây hay không? Hiện chưa có những nghiên cứu chính thức kết luận số lượng và tần suất các vụ bạo lực học đường tăng so với trước đây.

Tuy nhiên nếu hỏi có nhức nhối hay không thì chắc chắn là rất nhức nhối. Bởi lẽ một vụ việc học sinh đánh nhau sẽ không chỉ ảnh hưởng đến những em có liên quan mà còn đến cả môi trường học tập chung. Những học sinh còn lại có thể cảm thấy bất an ngay trong chính lớp học, ngôi trường của mình. Xa hơn nữa có thể là cảm giác nặng nề hoặc suy giảm lòng tin kéo dài trong các em.

* Có nhiều kinh nghiệm về các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần của các học sinh, sinh viên ở Đức, bà có thể chia sẻ kinh nghiệm từ các trường học tại đây?

- Tại Đức, khâu "phòng bệnh" rất được chú trọng. Các trường luôn chú trọng xây dựng môi trường học loại trừ từ sớm những vấn đề có thể tác động đến sức khỏe tâm thần học sinh. Chẳng hạn, các trường luôn xây dựng rất nhiều hoạt động từ thể thao đến giải trí, giúp học sinh luôn có không gian giải tỏa năng lượng và cảm xúc.

Các chương trình học tập được cân đối. Giáo viên thường sắp xếp linh hoạt thời gian biểu trong năm để học sinh luôn có lộ trình ôn tập kiểm tra, thi cử hợp lý, tránh trường hợp để học sinh gần đến sát những ngày cuối mới ôn tập, rất dễ làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu do thi cử.

Trường học ở Đức luôn có một chuyên viên tâm lý học đường riêng. Họ sẽ là người xây dựng các hoạt động kiến tạo trường học lành mạnh. Họ cũng thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ, thảo luận cho các em nhận thức sức khỏe tinh thần hay cách ứng phó với những biểu hiện bắt nạt. Đặc biệt, họ còn tạo thêm những hoạt động dành cho phụ huynh, bởi phụ huynh cũng cần biết cách nắm bắt tâm lý của con. Nếu có nhu cầu, chính phụ huynh cũng có thể nhận được những tư vấn tâm lý từ các chuyên viên của trường.

Tất nhiên, nhiệm vụ chính của các chuyên viên vẫn sẽ là lắng nghe và chia sẻ với học sinh. Học sinh có những vấn đề sẽ được gỡ rối. Nếu nghi ngờ học sinh có các vấn đề rối loạn tâm thần hoặc gặp những ca khó, họ sẽ hướng dẫn các em đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý. Ở Đức, hệ thống điều trị ngoại trú chăm sóc sức khỏe tâm thần rất tốt, rộng khắp và dễ tiếp cận, ngay cả với học sinh.

Giáo viên Trường THCS Kim Đồng (quận 5, TP.HCM) tư vấn tâm lý cho học sinh tại phòng tư vấn tâm lý học đường - Ảnh NHƯ HÙNG
Nếu có điều kiện, các trường có thể tổ chức thêm những hoạt động kết nối học sinh với gia đình, chẳng hạn khuyến khích phụ huynh tham gia các chương trình của con, tổ chức các buổi trò chuyện chuyên đề với phụ huynh tại trường. Vì gia đình hiểu và đồng hành sức khỏe tinh thần của con là rất quan trọng.

Cần thêm nhiều nguồn lực

* Trong những năm gần đây, theo quan sát cá nhân, bà nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ở Việt Nam có những biến chuyển như thế nào?

- Sức khỏe tâm thần của học sinh ở Việt Nam được quan tâm nhiều hơn. Trước đây, cha mẹ Việt Nam thường chỉ chú trọng đến chuyện học của con cái, giờ thì nhiều người đã biết nhiều hơn đến tâm lý của trẻ. Đặc biệt sau dịch COVID-19, các nghiên cứu chỉ ra tình trạng stress và các rối loạn về tâm thần có xu hướng gia tăng ở người trẻ.

Sự quan tâm này còn đến từ xã hội và các cơ quan quản lý giáo dục. Các chính sách mới hiện đã khuyến khích phát triển các chuyên viên tâm lý trong trường học. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng thách thức lớn hiện là thiếu nguồn lực. Không chỉ là chuyên viên tâm lý mà còn là cả hệ thống, từ nguồn nhân lực tâm lý, tâm thần, chăm sóc nội trú, ngoại trú, dự phòng, sàng lọc cho đến điều trị các rối loạn tâm thần.

Bên cạnh đó, cần có thêm các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần học đường và hiệu quả các biện pháp can thiệp, can thiệp dự phòng nên có đặc thù tại Việt Nam. Các biện pháp này nên có sự kết hợp trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế đến an sinh xã hội.

* Với các điều kiện hiện tại ở Việt Nam, theo bà, các trường có thể chủ động triển khai các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường và tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh thế nào?

- Ngăn chặn bạo lực học đường cần sự tham gia của nhiều bộ phận, không chỉ là nhiệm vụ của một phòng tham vấn tâm lý học đường. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy tôi nghĩ trên hết vẫn là tạo môi trường học tập tốt nhất cho các em, có thể tăng cường các hoạt động thể chất, dinh dưỡng hợp lý, cân bằng với học tập chính khóa. Các nội dung về sức khỏe tinh thần, bạo lực học đường nên được lồng ghép vào những hoạt động ngoại khóa hay những tiết học đạo đức, giáo dục công dân. Nhà trường cũng có thể mời các chuyên gia tâm lý đến trường chia sẻ cho học sinh cách xử lý trong một số trường hợp bạo lực, bắt nạt cụ thể.

Nếu có điều kiện hơn, các trường có thể tổ chức thêm những hoạt động kết nối học sinh với gia đình, chẳng hạn khuyến khích phụ huynh tham gia các chương trình của con, tổ chức các buổi trò chuyện chuyên đề với phụ huynh tại trường. Vì gia đình hiểu và đồng hành sức khỏe tinh thần của con là rất quan trọng.

Tất nhiên phòng bệnh là tốt nhưng cần chuẩn bị cho trường hợp có bạo lực học đường xảy ra. Tiên quyết là cần một quy chế xử phạt thật nghiêm trong những trường hợp bạo lực học đường. Trong những vụ bạo lực học đường, sẽ không có một lý do giải thích nào là chính đáng. Không thể đổ lỗi vì em cũng đang bị áp lực nên em có quyền bạo lực bạn khác. Các em cần chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Và trong những sự vụ về bạo lực học đường, nhà trường cần xử lý nhanh và nghiêm túc. Ban giám hiệu và các giáo viên sẽ cần ngồi lại để xem vấn đề gặp phải ở đâu. Không được đổ lỗi, bởi bạo lực học đường không phải lỗi của một cá nhân, mà là của cả một hệ thống bên trong nhà trường.

Lắng nghe giáo viên

* Phải chăng ngoài học sinh, sức khỏe tâm thần của giáo viên cũng cần được quan tâm không, thưa bà?

- Giáo viên là những người truyền cảm hứng cho học sinh, nhưng giáo viên cũng là con người, cũng có những lo toan, gánh nặng thường nhật. Nguy cơ kiệt sức của họ cũng rất cao.

Do vậy, vấn đề chăm sóc tâm lý cho giáo viên cũng đang được các trường quan tâm. Các trường có điều kiện hơn có thể thường xuyên có những buổi mời chuyên gia đến giảng dạy cho giáo viên về quản lý stress, về sức khỏe tâm lý. Có một số trường cũng tạo điều kiện cho các thầy cô giáo tiếp cận với những khóa học như thiền hay yoga...

Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng nhất là đồng hành của trường cùng giáo viên. Cần có những cơ chế bảo vệ giáo viên. Hoặc ít nhất có thêm những dịp cô giáo chia sẻ những cảm xúc, đề xuất những mong muốn đến nhà trường. Thầy cô giáo cũng có cảm giác mình đang được nhà trường lắng nghe.

Có thể bạn quan tâm
'Cò' ngư phủ lãnh 20 năm tù vì đánh chết người

'Cò' ngư phủ lãnh 20 năm tù vì đánh chết người

07:00 26/05/2023

Cho rằng nạn nhân giả bệnh để trốn đi làm ngư phủ, Bình đã hai lần đánh đập làm người này tử vong.

Cao tốc về địa phương khuất nẻo, Đồng Tháp quyết tâm đúng tiến độ đề ra

Cao tốc về địa phương khuất nẻo, Đồng Tháp quyết tâm đúng tiến độ đề ra

12:00 25/06/2023

Ngày 25.6, tại tỉnh Đồng Tháp , Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự lễ khởi công dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đi qua...

Thầy giáo làng truyền cảm hứng khởi nghiệp

Thầy giáo làng truyền cảm hứng khởi nghiệp

11:00 22/03/2023

TP - Bên cạnh những giờ dạy Hóa học hăng say với học trò vùng cao ở trường THPT Mộc Hạ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), thầy giáo trẻ Đỗ Văn Đàm dành tâm huyết với dự án khởi nghiệp du lịch cộng đồng, giúp thanh niên địa phương tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.

Ám ảnh hàng loạt vụ cháy ‘nhà ống’ gây chết người

Ám ảnh hàng loạt vụ cháy ‘nhà ống’ gây chết người

15:30 10/07/2023

Trong vài năm trở lại đây, tại Hà Nội xảy ra hàng loạt vụ hỏa hoạn gây chết người ở những ngôi nhà 'ống' cao tầng, có cửa sổ và khu vực sân thượng bị bịt kín bằng khung sắt chống trộm.

Truy tố cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm 60-04D cùng 11 thuộc cấp tội nhận hối lộ

Truy tố cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm 60-04D cùng 11 thuộc cấp tội nhận hối lộ

17:50 13/08/2024

Lương Minh Tú - cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-04D (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cùng 11 thuộc cấp bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1,4 tỉ đồng. Riêng Tú nhận hơn 400 triệu đồng.

Tin mới vụ khai thác gỗ khủng trong rừng phòng hộ ở Bình Định

Tin mới vụ khai thác gỗ khủng trong rừng phòng hộ ở Bình Định

21:30 21/03/2023

Chi cục Kiểm lâm Bình Định kiến nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản đề nghị UBND huyện Vân Canh chỉ đạo công an huyện này phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, làm rõ đối tượng khai thác rừng trái pháp luật.

Sắp xử phúc thẩm cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long

Sắp xử phúc thẩm cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long

00:40 04/05/2024

TAND Cấp cao dự kiến xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm, từ ngày 15 đến 17/5.

Bố gặp nạn, con trai 6 tuổi hành động quên mình khiến dân mạng xúc động

Bố gặp nạn, con trai 6 tuổi hành động quên mình khiến dân mạng xúc động

14:10 28/06/2023

Người đàn ông họ Đỗ ở Hình Đài, Hà Bắc, Trung Quốc leo lên mái nhà để sửa tấm che nắng, nhờ con trai giữ thang cho khỏi trơn, trượt. Làm xong, anh đang leo xuống thì bất ngờ thanh tre bên trái thang bị gãy. Chiếc thang nghiêng ngả mạnh khiến người bố hụt chân, tình huống rất nguy hiểm. Thường thì phản xạ của trẻ em trong tình huống này là giật mình la hét, tay buông khỏi thang. Thế nhưng, bé trai con anh Đỗ sau khoảnh khắc giật mình lại giữ chặt...

Gạch vữa sập xuống sân khấu ở Hà Nội, 6 trẻ bị thương

Gạch vữa sập xuống sân khấu ở Hà Nội, 6 trẻ bị thương

20:00 03/06/2024

Lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho hay do mưa nhiều, phần gạch vữa của nhà văn hóa bị tróc, đổ sập xuống sân khấu khiến 6 trẻ bị thương nhẹ, một số em phải vào viện sơ cứu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới