Nam sinh Việt 'mắc kẹt' ở Belarus

07:00 27/10/2023

Được nhận học bổng diện hiệp định ở Belarus nhưng suốt 4-6 tháng, Nghĩa không được cấp tiền để sinh hoạt và gặp nhiều rắc rối trong học tập.

Lê Trọng Nghĩa, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được Cục Hợp tác quốc tế cử du học Belarus theo diện hiệp định liên chính phủ giữa hai nước vào năm 2022. Hôm 23/10, Nghĩa gửi đơn "cầu cứu" tới Bộ Giáo dục và Đào tạo vì không được phía bạn tiếp nhận theo học bổng này, khiến việc học bị chậm trễ, đời sống khó khăn.

Nghĩa cho hay cùng hai bạn khác bay sang Belarus vào tháng 12 năm ngoái. Học bổng bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm y tế, vé máy bay, lệ phí làm hộ chiếu, visa... Hàng tháng, các du học sinh nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt khoảng 17,5 triệu đồng (hơn 700 USD). Trong đó, phía Việt Nam chi 10 triệu đồng, còn lại do phía Belarus chi trả (không tính thời gian học tiếng Nga).

Theo Nghĩa, ba sinh viên phải học một khóa tiếng Nga, trước khi nhập học chuyên ngành vào đầu tháng 9 năm nay. Nghĩa được cử sang học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky và cùng một sinh viên khác học tiếng luôn tại đây. Nam sinh còn lại học ở trường khác.

Tuy nhiên, đến tháng 6, Nghĩa được phòng hợp tác quốc tế của trường thông báo tất cả du học sinh Việt Nam đến Belarus năm 2022 không được tiếp nhận theo diện hiệp định.

"Nếu muốn tiếp tục học chuyên ngành tại Belarus, chúng em phải chi trả như mọi sinh viên quốc tế khác", Nghĩa nói.

Nam sinh và các bạn liên hệ, gửi giấy tờ liên quan về Bộ Giáo dục và Đào tạo hồi tháng 7. Đến tháng 10, các em được Cục Hợp tác quốc tế gửi một văn bản của Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam, cho biết sẽ tiếp nhận cả ba. Cục hướng dẫn các em mang theo công văn đến trường để nhập học theo diện hiệp định. Tuy nhiên trường cho biết đây là học bổng miễn học phí do trường cấp.

Hôm 13/10, Nghĩa được nhập học chuyên ngành. Tuy nhiên, lớp học đã bắt đầu từ 4/9, đồng nghĩa với việc em đã vắng mặt nửa học kỳ, không có điểm chuyên cần; không tham gia các bài kiểm tra và lỡ mất nhiều kiến thức nền tảng.

"Ở Belarus, nếu kết quả học tập yếu hoặc tỷ lệ vắng cao, chúng em có thể bị đuổi học", Nghĩa giải thích. Nghĩa và bạn cũng đang lo phải học lại, không còn cơ hội lấy bằng xuất sắc.

Ngoài ra, từ ngày sang cho đến tháng 5/2023, Nghĩa không nhận được sinh hoạt phí do phía Việt Nam cấp. Gia đình ở quê khó khăn nhưng phải vay mượn, nhờ người thân gửi cho Nghĩa để trang trải ăn uống, trả phí ký túc xá.

Hồi tháng 5, Bộ chuyển cho Nghĩa tiền sinh hoạt phí của 7 tháng, sau đó lại dừng. Nam sinh cho hay thời gian qua phải sống nhờ vào số gạo, rau, thức ăn từ sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở Belarus.

"Em đã hy vọng về một tương lai xán lạn, muốn du học để không là gánh nặng cho gia đình nhưng không ngờ lại như vậy", Nghĩa nói.

Nghĩa cho biết theo thông báo tuyển sinh đi học tại Belarus diện hiệp định năm 2022, những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học phải bồi hoàn kinh phí đào tạo. Do đó, nếu trở về nước, nam sinh có thể phải đền bù số tiền hàng trăm triệu, nhưng ở lại mà không nhận được tiền sinh hoạt thì sẽ rất chật vật. Chi phí sinh hoạt ở mức bình thường tại Belarus hiện nay khoảng 10 triệu đồng một tháng, nhưng với du học sinh, khoản này sẽ cao hơn do phải chi trả tiền bảo hiểm, hộ khẩu... Phí ký túc xá cũng cao gấp 5 lần so với sinh viên bản địa.

Do đó, nguyện vọng của Nghĩa và các bạn là được nhập học lại vào năm sau, vẫn theo diện hiệp định.

Chiều 25/10, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác nhận nắm được thông tin của ba du học sinh từ tháng 7. Cục này đã tham mưu lãnh đạo Bộ gửi công hàm tới Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus, đề nghị tiếp nhận ba du học sinh vào học chuyên ngành theo diện hiệp định.

Đến hôm 5/10, Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam cho hay sẽ tiếp nhận nhưng chỉ miễn học phí, theo ông Thanh.

Về nguyện vọng của Nghĩa, ông nói phía Belarus không đồng ý cho du học sinh tạm dừng học một năm, trừ khi có lý do về sức khỏe hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

"Cục sẽ trao đổi với phía Belarus để đảm bảo quyền lợi và các chế độ chính sách cho du học sinh theo diện hiệp định", ông Thanh chia sẻ.

Lý giải việc chậm sinh hoạt phí, ông Thanh nói do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine nên không thể chuyển tiền. Phương án chuyển vào tài khoản của các em ở Việt Nam cũng chưa được phê duyệt.

Học bổng chính phủ Belarus nằm trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác giáo dục giữa Belarus và Việt Nam, mỗi năm có 20 suất, chia đều cho bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập sinh. Để được xét học bổng đại học, sinh viên phải có điểm tổng kết trong ba năm THPT và kỳ đầu ở đại học từ 7 trở lên. Nếu ứng tuyển từ lớp 12, ngoài điều kiện học lực, các em còn phải đạt giải học sinh giỏi ở các kỳ thi khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Minh

Có thể bạn quan tâm
Ukraine nói Nga siết vòng vây quanh 'Bakhmut thứ hai'

Ukraine nói Nga siết vòng vây quanh 'Bakhmut thứ hai'

12:10 09/11/2023

Quân đội Ukraine nói rằng Nga đang bao vây Avdeevka từ ba mặt và tăng cường lực lượng để tiến công thành phố chiến lược này.

Bắt nghi phạm giả mạo trung tá công an lừa nhiều phụ nữ

Bắt nghi phạm giả mạo trung tá công an lừa nhiều phụ nữ

11:30 14/04/2023

Đinh Thành Hiếu giả mạo trung tá công an tìm những phụ nữ có điều kiện để lừa đảo tiền bạc.

Đã bắt được hai phạm nhân sau 3 ngày trốn trại

Đã bắt được hai phạm nhân sau 3 ngày trốn trại

07:20 09/12/2023

Sáng 9-12, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết lực lượng chức năng đã bắt giữ được hai phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng sau 3 ngày bỏ trốn khỏi trại giam Xuân Hà.

Hơn 41.500 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2

Hơn 41.500 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2

18:10 08/05/2024

Kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 năm 2024, có hơn 41.500 thí sinh đăng ký, ít hơn so với năm 2023.

Câp nhật học phí các trường đại học năm 2023

Câp nhật học phí các trường đại học năm 2023

10:00 20/05/2023

Học phí các trường đại học năm 2023 - 2024 được Báo Lao Động cập nhật để phụ huynh, học sinh theo dõi.

Ba trường của ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất cách xét tuyển mới

Ba trường của ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất cách xét tuyển mới

07:00 13/03/2024

Ngoài các phương thức cũ, trường Đại học Y Dược đề nghị có thêm phần phỏng vấn, trường Ngoại ngữ muốn mở rộng dùng chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP của Việt Nam để tuyển sinh.

Học sinh Nghệ An nói không với thuốc lá điện tử và chất gây nghiện

Học sinh Nghệ An nói không với thuốc lá điện tử và chất gây nghiện

06:40 16/10/2023

Chiều 15.10, tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cùng Báo Tiền Phong tổ chức...

Rwanda sử dụng máy bay không người lái trong cuộc chiến chống sốt rét

Rwanda sử dụng máy bay không người lái trong cuộc chiến chống sốt rét

12:00 28/03/2023

Máy bay không người lái được sử dụng để phun thuốc diệt ấu trùng ở những nơi muỗi sinh sản; hoặc gắn loa phóng thanh để phát thông điệp được ghi âm trước về các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.

Trăn dài 5m nuốt chửng người phụ nữ ở Indonesia

Trăn dài 5m nuốt chửng người phụ nữ ở Indonesia

11:40 09/06/2024

Giới chức Indonesia hôm 8-6 xác nhận một người phụ nữ đã thiệt mạng khi bị con trăn dài 5m nuốt chửng ở miền trung nước này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới