Nam Cực - “Lục địa trắng”, nơi mà vài thập kỷ trước con người vẫn đặt niềm tin là có thể chống lại sự tấn công của khí thải nhà kính, của biến đối khí hậu, giờ đây đang trở nên rất dễ bị tổn thương.
Băng ở Nam Cực. (Nguồn: CNN) |
Băng ở Nam Cực. (Nguồn: CNN) |
Theo ghi nhận từ số liệu vệ tinh của Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC) hôm 13/2, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống chỉ còn 1,91 triệu km2 - mức nhỏ nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1979.
Sự thu hẹp này được cho là ở mức kỷ lục - thấp nhất mọi thời đại, và đang tồi tệ hơn từng ngày nguyên do là nhiệt độ Trái đất ngày càng ấm hơn, làm các thềm băng dày bám trên mặt đất của Nam Cực bị lộ ra trước sóng biển.
Mức thấp trước đó đã được ghi nhận vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam Cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2.
NSIDC cho biết trong một tuyên bố: “Do chỉ còn vài tuần nữa là vào mùa băng tan, diện tích băng trên biển dự kiến tiếp tục giảm”.
Massonnet, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Catholique de Louvain ở Bỉ, cảnh báo: “Chúng ta có thể đang chuyển sang một chế độ mà băng ở Nam Cực không còn 'miễn nhiễm' với biến đổi khí hậu”.
Băng tan là hiện tượng những khối băng lớn tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi, rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến diện tích băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển có khả năng dâng cao.
Nguyên nhân gây băng tan chủ yếu là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, các hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi đều góp phần gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu, gây tích tụ quá nhiều khí nhà kính, chủ yếu là khí cacbonic (CO2) và khí metan. Các khí này khi bị thải ra ngoài khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt trời phản xạ ra ngoài làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên.
Các nhà nghiên cứu cho biết: nếu các dải băng bao quanh các thềm băng khổng lồ của Nam Cực mà tan chảy thì có khả năng làm cho mực nước biển dâng cao đến mức thảm họa trong nhiều thế kỷ tới, nếu chúng tiếp tục tan chảy khi nhiệt độ toàn cầu vẫn dần dần tăng lên.
NSIDC cho biết: “Phần lớn ở Nam Cực, những nơi có nước thì hiện không có băng, do đó làm các thềm băng lộ ra trước tác động của sóng biển trong khi nhiệt độ ngày càng trở nên ấm hơn”.
Diện tích băng ở Nam Cực trải qua những thay đổi đáng kể hàng năm theo chu kỳ: băng tan trong mùa Hè và đóng băng vào mùa Đông. Lục địa này đã không có hiện tượng băng tan nhanh trong suốt bốn thập kỷ qua.
Tuy vậy, tốc độ băng tan cao bắt đầu từ năm 2016 dấy lên lo ngại rằng hiện tượng này đang trở thành xu hướng, vấn đề nan giải, góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.
Khi những vùng băng biển màu trắng - màu phản xạ lại tới 90% năng lượng của Mặt trời trở lại không gian - bị thay thế bằng vùng nước biển màu tối (do không có băng), thì nước sẽ hấp thụ nhiều nhiệt lượng từ nắng Mặt trời. Khi nước biển ấm lên, và nhiệt độ khí quyển tiếp tục tăng lên, thì băng lại tiếp tục tan, và điều này cứ lặp đi lặp lại.
Cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của châu Âu cũng đưa ra cảnh báo về diện tích băng thấp kỷ lục hồi tháng Một.
Trên phạm vi toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ sáu được ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của hình thái thời tiết tự nhiên La Nina.
Sự nóng lên toàn cầu cũng gây ra mối nguy cơ cho các dải băng ở vùng Greenland và ở Bắc Cực.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu châu Âu cho biết lượng băng tan ở Greenland đã tăng 21% trong bốn thập niên qua. Đáng chú ý hơn, các hình ảnh vệ tinh do Cơ quan vũ trụ châu Âu cung cấp cho thấy vùng băng này đã mất tới 3.500 tỷ tấn băng kể từ năm 2011, tạo ra lượng nước đủ làm cho mức nước tại các đại dương dâng cao và tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt tại các vùng dân cư ven biển. Các nhà nghiên cứu xác nhận hơn 30% lượng băng mất đi trong thập kỷ qua chỉ xảy ra trong hai mùa Hè năm 2012 và năm 2019, là những năm được ghi nhận rất nóng bức.
Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu vệ tinh cho phép họ ước tính nhanh chóng và chính xác lượng băng mất đi tại Greenland hàng năm, từ đó suy ra sự gia tăng của mực nước biển. Ông Amber Leeson, giảng viên cao cấp về Khoa học dữ liệu môi trường tại Đại học Lancaster (Vương quốc Anh), cho biết: ước tính băng Greenland tan chảy sẽ khiến mực nước biển tăng từ 3-23 cm vào năm 2100.
Khoảng 3.500 tỷ tấn băng ở vùng băng Greenland tan chảy trong thập kỷ qua khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm ít nhất 1 cm, làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn thế giới.
Biến đổi khí hậu do nhiệt độ Trái đất nóng dần lên, gây hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm mạnh tầng ozon, khiến cho khí hậu biến đổi một cách tiêu cực.
Các nhà khoa học tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu, mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền (được gọi là “biển lấn”), dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển nhiễm mặn ngày càng nhiều. Đặc biệt, nước mặn xâm nhập gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Các đảo, quần đảo và các vùng ven biển cũng có thể sẽ bị nhấn chìm, các cộng đồng cư dân ven biển sẽ mất đất, mất nhà.
Thêm vào đó, độ axit trong nước biển cũng sẽ tăng cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật sống dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, đặc biệt là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua, san hô…
Tháng 7 năm 1991, lão nông Trần Hải Quý ở làng Long Trung, thị trấn Sa Điền, thành phố Hạ Châu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, rất giận vì phát hiện những cây lạc sắp thu hoạch trên ruộng lại bị động vật tàn phá. Dù thử nhiều cách, nhưng tình hình ruộng lạc bị phá hoại vẫn không khá hơn. Một đêm nọ, ông Trần cuối cùng cũng nhìn ra 'thủ phạm' phá hoại ruộng lạc của nhà mình. Đó chính là một bầy cáo. Lão Trần không hiểu vì sao những con cáo này lại ăn...
TP - Năm hôm sau khi tàu ngầm du lịch “Titan” bị mất liên lạc đang khám phá xác chiếc tàu đắm “Titanic”, ngày 22/6 lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Mỹ và Canada chính thức xác nhận con tàu đã bị nổ và chìm, cả 5 người trên tàu đều tử nạn.
Số vụ sét đánh ở Ấn Độ liên tục gia tăng và ngày càng trở nên khó dự đoán, khiến gần 1.900 người thiệt mạng mỗi năm.
Vào những năm 1970, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tìm thấy một cỗ quan tài kỳ lạ ở Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc. Bên trong quan tài là thi hài nữ mặc áo long bào đính vô số viên ngọc trai quý giá. Long bào thời phong kiến xưa thường chỉ dành cho hoàng đế. Người khác nếu mặc áo long bào sẽ mắc đại tội và bị trừng phạt chu di cửu tộc. Đó chưa phải là điều bất ngờ nhất. Thi hài nữ này dù trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, da...
Tháng 6/2023, Câu lạc bộ Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) đã kiến nghị Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Công an đề xuất xử lý các trang mạng xã hội không phép, hoạt động theo hình thức cho phép các thành viên ẩn danh đăng các thông tin đánh giá doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung chưa được kiểm chứng, bôi nhọ, xúc phạm các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Sau kiến nghị của...
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra 'thủy triều ác tính' đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.
Gia đình ông bà Sighn tại Singapore đã bị lừa lấy cắp toàn bộ số tiền trong 4 tài khoản ngân hàng và 1 thẻ tín dụng, trị giá đến 150.000 USD, sau khi bị kẻ gian dụ cài link trực tuyến có chứa mã độc để đặt mua 60 quả trứng hữu cơ.
Đó là một trong những nội dung trong thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành và Liên minh Nghị viện thế giới vừa được ký kết.
Nga sẽ sơ tán ngôi làng ở vùng Viễn Đông vào ngày 11-8 để để phóng tàu đổ bộ Mặt trăng của nước này lần đầu tiên trong nửa thế kỷ.