Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để ngăn chặn những nỗ lực của Iran nhằm mua công nghệ nhạy cảm.
Mỹ trừng phạt Iran. (Nguồn: unn.ua) |
Mỹ sẽ phong tỏa mọi tài sản ở nước này liên quan đến các cá nhân và tổ chức Iran bị trừng phạt. (Nguồn: unn.ua) |
Ngày 15/3, Bộ Tài chính Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt một mạng lưới các công ty và cá nhân vì đã tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp từ hàng chục công ty Mỹ cho các tổ chức của Iran, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương nước này.
Bộ trên cho biết trong một tuyên bố rằng, các lệnh trừng phạt liên quan đến Công ty Dịch vụ tin học (ISC), chi nhánh công nghệ của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI).
Tin liên quan |
Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán |
Mỹ cũng trừng phạt một số công ty con và công ty bình phong của ISC bị cáo buộc có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cùng 3 cá nhân được cho là có liên quan trong đó có Pouria Mirdamadi, một công dân mang hai quốc tịch Pháp-Iran.
Ông Brian Nelson, Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính, cho biết, CBI "đã đóng một vai trò quan trọng" trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho lực lượng Hezbollah ở Lebanon và nhánh nước ngoài của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran là Quds.
Quan chức này tuyên bố, Washington sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để ngăn chặn những nỗ lực của Tehran nhằm mua công nghệ nhạy cảm cũng như các nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của Mỹ.
Cơ quan trên cũng sẽ phong tỏa mọi tài sản ở Mỹ liên quan đến các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt, đồng thời cấm công dân nước này kinh doanh với mạng lưới bị liệt vào danh sách đen.
Trước đó, ngày 27/2, Bộ Tài chính Mỹ ra thông báo áp lệnh trừng phạt đối với 2 công ty sở hữu chiếc tàu biển vận chuyển hàng hóa của Bộ Quốc phòng Iran, trị giá trên 100 triệu USD, để cung cấp cho các công ty Trung Quốc.
Hai công ty bị trừng phạt có đăng ký kinh doanh ở Hong Kong (Trung Quốc) và Quần đảo Marshall, sở hữu và vận hành tàu KOHANA treo cờ Panama để chở hàng cho Bộ Quốc phòng và hậu cần vũ trang Iran (MODAFL).
Theo Văn phòng Quản lý tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ (OFAC), hiện MODAFL đang hỗ trợ việc vận chuyến vũ khí, chủ yếu là máy bay không người lái, cung cấp cho Nga và các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn ở Trung Đông. Do đó, MODAFL đã vi phạm Luật 13224 ngày 26/3/2019 về việc cấm các hoạt động liên quan tới Lữ đoàn Quds thuộc IRGC.
Vì vậy, mọi tài sản và quyền lợi ở Mỹ của 2 công ty trên sẽ bị phong tỏa và báo cáo với OFAC, đồng thời, các thực thể và cá nhân có giao dịch liên quan có thể bị trừng phạt.
Ngày 1/7, các chính đảng ở Campuchia đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, tranh thủ lá phiếu ủng hộ của cử tri cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII dự kiến diễn ra vào ngày 23/7 tới đây.
Chiều ngày 8/6, tại Trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Boliva Venezuela Yván Gil Pinto nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 6/4 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo nước này có thể cạn kiệt tên lửa phòng không nếu Nga tiếp tục chiến dịch tấn công cường độ cao bằng các vũ khí tầm xa.
Nhà khách của Cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine ở phía nam Dải Gaza bị hải quân Israel tập kích, không có thương vong.
Tiếp nối Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã có động thái đầu tiên sau khi có thông tin, Triều Tiên thông báo về kế hoạch phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 31/5-11/6.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb ngày 17/10 cho biết nước này sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về 'Kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Vụ xả súng nhà hát Crocus đặt câu hỏi về năng lực của an ninh Nga hiện nay sau nhiều năm nước này không xảy ra những sự kiện tương tự.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành một số dự án tàu điện ngầm trên khắp Ấn Độ, gồm cả đoạn đi ngầm dưới nước đầu tiên của nước này.
Ngày 27/3, Hội đồng Tổng thống Yemen đã bổ nhiệm ông Shayea Mohsen Al-Zindani làm Ngoại trưởng mới, kế nhiệm ông Ahmed Awad bin Mubarak, người đang đảm nhiệm chức Thủ tướng.