Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các thành viên Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về chiến sự Ukraine do Washington đề xuất để sớm kết thúc giao tranh.
"Mỹ đã đề xuất một nghị quyết đơn giản, mang tính lịch sử tại Liên Hợp Quốc và chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thành viên ủng hộ nhằm vạch ra lộ trình hướng đến hòa bình", Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói ngày 21/2. Ông Rubio không nêu chi tiết nội dung tài liệu.
Dự thảo nghị quyết của Mỹ được đưa ra ngay trước thềm kỷ niệm 3 năm ngày xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào 24/2/2022. Reuters cho biết văn kiện này rất ngắn gọn, chỉ gồm ba đoạn và 65 từ.
Một nguồn tin ngoại giao nói dự thảo nghị quyết không chỉ trích Nga, bắt đầu bằng "thương tiếc những sinh mạng mất đi trong xung đột Nga - Ukraine", tái khẳng định mục đích của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh. Dự thảo kêu gọi "nhanh chóng chấm dứt xung đột" và không đề cập đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia gọi đây là "động thái đúng đắn", nhưng nhấn mạnh nó không giải quyết "căn nguyên" dẫn đến xung đột.
Động thái diễn ra khi quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky gia tăng căng thẳng, liên quan việc Mỹ quyết định đàm phán với Nga để tìm giải pháp cho chiến sự Ukraine, gạt Kiev cùng các đồng minh châu Âu khỏi bàn thương lượng.
Phái đoàn Mỹ và Nga ngày 18/2 gặp nhau tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi, để khởi động đối thoại cải thiện quan hệ song phương và các bước chuẩn bị cho đàm phán chấm dứt chiến sự tại Ukraine.
Dự thảo nghị quyết của Mỹ dường như là biện pháp đối chọi với văn kiện tương tự được Ukraine và châu Âu trình lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trước đó. Tài liệu này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường nỗ lực ngoại giao để chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine trong năm nay, đưa ra một số đề xuất, chỉ trích Moskva châm ngòi xung đột và tái khẳng định "toàn vẹn lãnh thổ" cho Kiev. Dự thảo còn yêu cầu Nga rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Ukraine.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc dự kiến họp ngày 24/2 tại trụ sở ở New York, Mỹ. 193 thành viên tổ chức sẽ bỏ phiếu về dự thảo do Ukraine và châu Âu đệ trình.
Các nghị quyết mà Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua không mang tính ràng buộc, nhưng có sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc xung đột. Không quốc gia thành viên nào có quyền phủ quyết tại Đại Hội đồng.
Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Một cuộc không kích của Israel đã đánh trúng trực tiếp vào nhà máy làm giàu uranium ngầm của Iran ở Natanz, theo cơ quan giám sát hạt nhân LHQ.
Ngày 14/7, Tòa án Tối cao Mỹ cho phép chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục mà trước đó đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
16 công dân tại Iran đã về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mở đăng ký nguyện vọng về nước đối với cộng đồng người Việt ở sở tại.
Tổng thống Trump chỉ những người ủng hộ và thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi công bố 'hồ sơ Epstein', cho rằng họ 'yếu ớt' và 'ngu ngốc'.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa, tìm cách bảo vệ bản thân trước cáo buộc phỉ báng hoàng gia.
Ngày 11/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Bulgaria, Đại sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Atanas Zapryanov.
Ông Thái, 93 tuổi, đệ đơn ly hôn bà Diêu, 85 tuổi, vì lý do thiếu chí tiến thủ sau nhiều năm chung sống.
Dù đã biết chị chiến đấu với bệnh hiểm nghèo trong một thời gian, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc cáo phó. Thật khó để tin rằng chị đã ra đi...
Ít nhất 8 người Palestine, trong đó có nhiều trẻ em, và 17 người bị thương khi tên lửa Israel bắn trượt mục tiêu ở miền trung Dải Gaza.