Mỹ thông báo điều thêm tàu chiến và máy bay, trong đó có oanh tạc cơ B-52, đến Trung Đông và gửi thông điệp cảnh báo Iran.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder ngày 1/11 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh triển khai thêm các tàu khu trục, một phi đoàn tiêm kích, máy bay tiếp dầu và một số oanh tạc cơ B-52 tới Trung Đông. Lực lượng này sẽ bắt đầu hiện diện tại khu vực trong những tháng tới, vào thời điểm tàu sân bay USS Abraham Lincoln trở về Mỹ.
Theo ông Ryder, động thái cho thấy Washington có thể "triển khai lực lượng khắp thế giới chỉ trong thời gian ngắn", nhằm ứng phó các mối đe dọa an ninh quốc gia đang gia tăng.
"Bộ trưởng Austin tiếp tục khẳng định rõ rằng nếu Iran và các đối tác hoặc lực lượng ủy nhiệm tận dụng thời điểm này để tập kích quân nhân, lợi ích của Mỹ tại khu vực, chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân lực của mình", phát ngôn viên Lầu Năm Góc nhấn mạnh.
Hãng thông tấn AP dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết tàu sân bay USS Abraham Lincoln và ba khu trục hạm hộ tống dự kiến rời Trung Đông vào giữa tháng 11 để về cảng nhà ở San Diego.
Sau khi USS Abraham Lincoln về nước, Mỹ sẽ không có tàu sân bay nào triển khai ở khu vực trong một thời gian. Tàu sân bay USS Harry S. Truman dự kiến được điều tới Địa Trung Hải, nhưng điều này sẽ chỉ diễn ra sau khi USS Abraham Lincoln rời đi.
Ông Ryder không nói rõ Washington sẽ triển khai thêm bao nhiêu tàu chiến và máy bay tới Trung Đông, song động thái luân chuyển nhiều khả năng sẽ khiến tổng số binh sĩ Mỹ tại khu vực sụt giảm, do một tàu sân bay thường có tới 5.000 người. Mỹ hiện triển khai khoảng 43.000 quân nhân tại Trung Đông.
Điều thêm oanh tạc cơ B-52 sẽ giúp tăng cường năng lực chiến đấu của lực lượng Mỹ ở khu vực. Loại khí tài này đã nhiều lần được Mỹ triển khai đến Trung Đông để răn đe Iran.
Động thái luân chuyển của Mỹ diễn ra giữa lúc căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang, sau khi Israel hôm 26/10 không kích trả đũa Iran khiến loạt mục tiêu quân sự bị hư hại.
Tướng Ali Fadavi, phó tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), ngày 31/10 tuyên bố nước này "chắc chắn sẽ phản ứng với hành vi gây hấn của Israel", đồng thời cảnh báo Tehran đủ khả năng phá hủy mọi thứ mà đối phương sở hữu chỉ với một chiến dịch.
Gholamhossein Mohammadi Golpayegani, Chánh văn phòng Lãnh tụ tối cao Iran, cùng ngày cho biết Iran đã "lên kế hoạch đáp trả dữ dội, mạnh mẽ" với chiến dịch tấn công của Irael.
Phạm Giang (Theo AP)
Phái bộ Iran tại Liên Hợp Quốc cảnh báo Israel rằng các nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn sẽ can thiệp nếu Tel Aviv tấn công lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Indonesia kỳ vọng thủ đô mới Nusantara sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Jakarta hiện nay, song để hoàn thành đại dự án này là một thách thức lớn.
Ngày 22/7, ông Awang Bemee Awang Ali Basah được bổ nhiệm làm Chủ tịch Thượng viện thứ 21 của Malaysia thay cho Thượng nghị sĩ Mutang Tagal qua đời vào ngày 10/5 do bệnh tim.
Ngày 21/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, sau cuộc đối thoại với Bắc Kinh, Iran-Saudi Arabia đã kiên trì thực hiện các bước đi cải thiện quan hệ, từ đó hình thành một “làn sóng hòa giải” tại khu vực Trung Đông.
Lãnh đạo các nước cảm ơn Qatar giúp hai công dân Mỹ được Hamas thả và mong muốn Doha tiếp tục tác động giải cứu thêm nhiều con tin.
Ukraine từng chấp nhận nhân nhượng khi đàm phán để đạt hòa bình với Nga, nhưng việc Moskva bị cáo buộc gây ra 'thảm sát Bucha' đã thay đổi mọi thứ.
Nga muốn thiết lập vùng đệm rộng lớn trên lãnh thổ Ukraine nhằm ngăn Kiev tấn công qua biên giới, song tham vọng này sẽ đối mặt nhiều thách thức.
Quân đội Nga thành lập đội tuần giang hoạt động trên sông Dnieper, có thể đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn các toán lính Ukraine vượt sông.
Ngày 25/2, Reuters dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, Kiev dự kiến sẽ nhận được khoản viện trợ kinh tế trị giá 11,8 tỷ USD trong năm nay từ Mỹ.