Chuyên gia của Cục Điều tra liên bang (FBI) của Mỹ sẽ tham gia quá trình điều tra vụ ám sát ông Fernando Villavicenrio, ứng cử viên tổng thống của Ecuador
(08.14) Cảnh sát Ecuador tuần tra bên ngoài khu vực cơ sở y tế đang khám nghiệm tử thi của ứng viên Tổng thống Ecuador. (Nguồn: Reuters) |
Cảnh sát tuần tra bên ngoài cơ quan Dịch vụ quốc gia về Y học và khoa học pháp y Ecuador, nơi đang khám nghiệm tử thi của ứng viên Tổng thống Ecuador, ông Fernando Villavicenrio. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 13/8, Bộ trưởng Nội vụ Ecuador, Juan Zapata xác nhận việc một đội chuyên gia của Cục Điều tra liên bang (FBI) của Mỹ sẽ tham gia điều tra vụ ám sát ứng viên Tổng thống nước này, ông Fernando Villavicenrio. Ông cho biết hiện phái đoàn Mỹ đã có mặt tại Ecuador và sẽ có cuộc gặp 3 bên với đại diện của lực lượng cảnh sát và Viện Công tố Ecuador trong “vài giờ tới” để “xác định lĩnh vực hợp tác” trong điều tra vụ ám sát.
Tin liên quan |
Ứng cử viên tổng thống Ecuador bị ám sát tại sự kiện vận động tranh cử Ứng cử viên tổng thống Ecuador bị ám sát tại sự kiện vận động tranh cử |
Quan chức này cũng nêu rõ hiện có 6 công dân Colombia bị bắt giữ do bị tình nghi tham gia thực hiện vụ sát hại ông Villavicenrio. Một kẻ tình nghi khác, cũng là người Colombia, đã thiệt mạng cũng trong ngày 9/8 trong bối cảnh chưa rõ ràng.
Giới chức Ecuador hiện cho rằng, kẻ bị tình nghi đã thiệt mạng chính là người trực tiếp bắn vào ứng cử viên Villavicenrio khi ông này rời một buổi vận động tranh cử tại phía Bắc thủ đô Quito.
Bộ trưởng Nội vụ Ecuador, ông Juan Zapata cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông và người dân sử dụng thông tin chính thức của lực lượng cảnh sát và từ chối khẳng định bất cứ giả thuyết nào trong thời điểm này.
Trước đó, tối 9/8, ông Villavicencio đã bị sát hại khi đang rời khỏi một sân vận động ở thủ đô Quito sau cuộc mít tinh vận động tranh cử tại đây. Vụ tấn công trên cũng đã khiến 9 người bị thương, trong đó có 1 ứng cử viên tranh cử nghị sĩ quốc hội và 2 cảnh sát.
Lực lượng an ninh đã bắn hạ một trong số nghi phạm và bắt giữ 6 người khác. Cảnh sát lưu ý rằng, nghi phạm bị bắn hạ đã từng bị bắt giữ vì tội danh liên quan sử dụng vũ khí trái phép, trong khi đối tượng người Colombia khác bị bắt giữ đều thuộc băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Ngày 28-6, Ukraine tuyên bố đã phá hủy một bộ phận giá trị trong hệ thống liên lạc vệ tinh của lực lượng Nga tại bán đảo Crimea, cùng với đó là bắn hạ một máy bay Su-25 tại Donetsk.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev ngày 1/10 cảnh báo các quân nhân Anh thực hiện công tác huấn luyện cho binh sĩ Kiev ở Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của lực lượng Nga, cũng như các nhà máy của Đức sản xuất tên lửa Taurus nếu Berlin cung cấp loại vũ khí này cho Kiev.
Thủ tướng Đức hoan nghênh việc Nigeria nỗ lực mở rộng công suất khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng, đồng thời cho rằng hợp tác năng lượng là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước.
Tổng thống Joe Biden dường như đã gặp khó khăn với việc phát biểu và không hoàn thành câu nói ở nhiều thời điểm trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên với ông Trump.
Ngày 28/9, Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt nhắm vào ICC sau khi công tố viên cơ quan này xin lệnh bắt Thủ tướng Israel.
Ngày 1/7, Nga thông báo lệnh cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với 99 công dân Canada, trong khi bác bỏ tuyên bố của ông Donald Trump sẽ giải quyết xung đột ở Ukraine chỉ trong một ngày nếu tái đắc cử tổng thống Mỹ.
Ngày 29/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 28-31/5, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Nga phóng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal vào thành phố Starokostiantyniv, nơi đặt căn cứ không quân trọng yếu của Ukraine, lần thứ hai trong hai ngày qua.