Mỹ tuyên bố sẽ gửi hệ thống phòng không THAAD cùng binh sĩ vận hành tới Israel, nhằm tăng năng lực ứng phó tên lửa cho đồng minh.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Patrick Ryder ngày 13/10 thông báo Mỹ sẽ triển khai một hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và binh sĩ vận hành tới Israel.
"Đây là một phần trong các điều chỉnh của quân đội Mỹ những tháng gần đây", ông Ryder nói, thêm rằng điều này sẽ hỗ trợ Israel và bảo vệ lực lượng Mỹ khỏi các cuộc tấn công của Iran hay những nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó khẳng định động thái này "nhằm bảo vệ Israel", giữa lúc quốc gia đồng minh đang cân nhắc đòn trả đũa sau khi bị Iran tấn công tên lửa hồi đầu tháng.
Quân đội Mỹ hiếm khi điều động binh sĩ tới Israel, trừ trường hợp diễn tập. Washington những tháng gần đây đã giúp Tel Aviv phòng thủ và đánh chặn tên lửa của Tehran, nhưng lực lượng Mỹ luôn đóng quân ngoài lãnh thổ Israel.
THAAD là thành phần quan trọng trong lá chắn tên lửa đa tầng của quân đội Mỹ. Một hệ thống hoàn chỉnh gồm đài điều khiển, radar AN/TPY-2, các thiết bị kỹ thuật và 6 bệ phóng với tổng cộng 48 đạn sẵn sàng khai hỏa, thường cần khoảng 100 binh sĩ vận hành.
Mỹ chưa thông báo thời gian triển khai lá chắn THAAD tới Israel. Theo Lầu Năm Góc, lần duy nhất hệ thống này được điều động đến Israel là trong một cuộc tập trận năm 2019.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cùng ngày cảnh cáo Washington đang đẩy quân đội Mỹ vào nguy hiểm khi triển khai họ tới Israel. "Chúng tôi gần đây nỗ lực rất nhiều để ngăn nguy cơ bùng phát xung đột toàn diện trong khu vực. Tuy nhiên, xin nói rõ là chúng tôi không có lằn ranh đỏ và giới hạn nào khi bảo vệ người dân, lợi ích của mình", ông cho hay.
Căng thẳng Israel - Iran đang tăng cao khi Tel Aviv tìm cách đáp trả đòn tập kích tên lửa từ Tehran. Theo các nguồn tin, Mỹ đã thúc giục Israel đáp trả hạn chế để tránh gây ra cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông. Tổng thống Biden khẳng định ông phản đối kịch bản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân Iran.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)
Bộ Quốc phòng Nga cho biết 3 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã bị bắn hạ ở Moscow vào sáng 30/7, khi những chiếc UAV này thực hiện cuộc tấn công khiến một sân bay quốc tế phải đóng cửa trong thời gian ngắn.
Ukraine triển khai UAV nhiều chưa từng thấy nhằm vào thủ đô Moskva, trong khi Nga cũng phóng số lượng phi cơ kỷ lục để tấn công đối phương.
Giới chức Thái Lan mở chiến dịch đặt lồng bẫy đàn khỉ quấy phá ở tỉnh Lop Buri, sau khi hoạt động bắn đạn gây mê không phát huy hiệu quả.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Lào trong thời gian qua đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Lào ổn định cuộc sống, học tập, làm ăn, kinh doanh.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói quân nhân Nga đã tiến vào Căn cứ Không quân 101 ở Niger, nơi lính Mỹ đang đồn trú.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Cyprus Nikos Christodoulides ngày 8/10, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tái khẳng định phải đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức, khẩn cấp ở Dải Gaza và Lebanon, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hành động khôn ngoan và có trách nhiệm.
Hải quân Ấn Độ thông báo đã giải thoát cho một tàu cá của Iran bị cướp biển tấn công và kiểm soát ở ngoài khơi Somalia.
Tân Tổng thống Ecuador dường như tin rằng việc ra lệnh đột kích sứ quán Mexico để bắt cựu phó tổng thống là hành động cứng rắn và được lòng dân để 'bảo vệ chủ quyền'.
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ukraine cần phải thừa nhận thực tế trong xung đột và phương Tây nên ngừng hy sinh Kiev vì những mục tiêu của mình.