Ngày 13/6, Mỹ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận an ninh có thời hạn 10 năm với Ukraine, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở miền Nam Italy.
Mỹ, Nhật Bản ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine, hé lộ điểm khác biệt của Washington với các nước NATO |
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký kết thỏa thuận hỗ trợ an ninh, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy ngày 13//6. (Nguồn: AP) |
AFP đưa tin, thỏa thuận giữa Washington-Kiev, do Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký kết, được công bố khi Nhà Trắng cố gắng chốt chặt sự ủng hộ dành cho quốc gia Đông Âu trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.
Tin liên quan |
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng |
Tuyên bố được đưa ra ngay trước lễ ký kết nêu rõ: “Hôm nay, Mỹ phát đi tín hiệu mạnh mẽ về sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong hiện tại và trong tương lai”.
Thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều khoản viện trợ và huấn luyện quân sự khi nước này chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Văn bản, tương tự như thỏa thuận giữa Mỹ và Israel, nêu rõ, Washington sẽ huấn luyện quân đội Ukraine, cung cấp thiết bị quốc phòng, thực hiện các cuộc tập trận chung và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, không như với thành viên liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thỏa thuận không buộc Mỹ phải đưa lực lượng đến bảo vệ Ukraine.
Trong khi đó, theo Kyodo, Tổng thống Zelensky thông báo về thỏa thuận an ninh ký cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trên mạng xã hội X rằng: “Năm 2024, Tokyo sẽ cung cấp cho Kiev 4,5 tỷ USD và sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời hạn 10 năm của thỏa thuận”.
Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ, thỏa thuận này quy định Tokyo và Kiev sẽ tổ chức tham vấn trong vòng 24 giờ nếu có bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Nga trong tương lai. Các cuộc tham vấn nhằm thảo luận về hỗ trợ thiết thực, đề cập cam kết của Nhật Bản đối với việc tái thiết Ukraine.
Trước đó, Tokyo đã đề nghị hỗ trợ cho Kiev, nhưng nước này chỉ giới hạn ở hỗ trợ phi quân sự do những hạn chế trong vấn đề cung cấp vũ khí theo Hiến pháp Nhật Bản. Trong khi đó, các nước phương Tây đã cung cấp xe tăng và máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Kiev đã ký hơn 10 thỏa thuận tương tự với các nước phương Tây, qua đó vạch ra các cam kết kéo dài nhiều năm nhằm tài trợ và tăng cường quốc phòng và quân sự của Ukraine.
Các thỏa thuận trên không cấu thành các hiệp ước phòng thủ chung hay liên minh quân sự, nhưng được coi là cam kết quan trọng về sự hỗ trợ lâu dài của phương Tây đối với Kiev khi xung đột với Nga đã bước sang năm thứ ba.
Chiều 29/5, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Anna Krystyna Radwan-Röhrenschef, Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan đang có chuyến thăm Việt Nam để tiến hành Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ba Lan.
Ngày 29/8, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập thông báo bắt đầu từ đầu tháng tới, Hãng Hàng không Quốc gia EgyptAir sẽ thực hiện chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ thủ đô Cairo đến Port Sudan.
Tổng thống Raisi gặp nạn khi di chuyển bằng trực thăng Bell 212, mẫu phi cơ được Mỹ phát triển từ cuối thập niên 1960 và bán cho nhiều nước trên thế giới.
Ngày 6/2, Đại sứ lưu động của Nga Nikolai Korchunov tuyên bố, nước này không loại trừ việc rút khỏi Hội đồng Bắc Cực nếu các hoạt động của tổ chức này không phù hợp với lợi ích của Moscow.
Đoạn Vạn Lý Trường Thành cổ kính nằm ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, giống như một con rồng khổng lồ sừng sững giữa biển mây và núi...
Đại sứ Phạm Thái Như Mai nhấn mạnh, hợp tác trao đổi giáo dục, nghiên cứu khoa học cần được coi là một trong những nội dung ưu tiên nhằm tạo nền tảng cho quan hệ Việt Nam-Kazakhstan phát triển bền vững.
Pháp phủ nhận tuyên bố của giới chức Nga rằng lính đánh thuê nước này đang tham chiến ở Ukraine, gọi cáo buộc là 'sự thao túng tâm lý'.
Bộ Ngoại giao cho biết đã có 13 người từ Israel về nước an toàn, khuyến cáo các công dân sớm rời khỏi nước này.
Ông Putin công bố loạt đề xuất sửa đổi học thuyết hạt nhân, trong đó cho phép Nga dùng vũ khí nguyên tử nếu bị không kích quy mô lớn.