Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) cảnh báo những đứa trẻ nhập cư bị mất dấu có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em hoặc bóc lột lao động.
Trong báo cáo mới nhất của DHS, cơ quan này thừa nhận Chính phủ Mỹ đã mất dấu hơn 32.000 trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm vì chúng không xuất hiện tại các buổi hẹn với tòa án di trú.
DHS không có thông tin những đứa trẻ này hiện đang ở đâu, với tình trạng pháp lý ra sao. Hơn thế nữa, cơ quan này cảnh báo chúng có thể đối mặt với những tình huống nguy hiểm như trở thành mục tiêu của các đường dây buôn bán trẻ em hoặc bị bóc lột sức lao động.
“Dựa trên số liệu của chúng tôi và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), những đứa trẻ nhập cư không có người lớn đi kèm có nguy cơ trở thành mục tiêu của nạn buôn bán trẻ em, bị bóc lột hoặc cưỡng bức lao động cao hơn”, Tổng thanh tra DHS Joseph V. Cuffari cảnh báo.
Bên cạnh đó, ông Cuffari cho biết nếu những đứa trẻ này không có mặt tại tòa án, khả năng chúng bị trục xuất khỏi nước Mỹ cũng tăng lên.
Chính vì vậy, ông Cuffari nhấn mạnh mức độ “khẩn cấp” của tình trạng trên và kêu gọi ICE lập tức hành động để đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ nhập cư.
Từ năm 2019 - 2023, nước Mỹ đã bắt giữ và thả hơn 448.000 trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm. Tuy nhiên, DHS cho biết con số này trên thực tế có thể cao hơn nhiều.
Một số nguồn thạo tin về vấn đề nhập cư cho biết nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ sự thiếu kết nối giữa các cơ quan chính phủ liên quan.
Chẳng hạn như việc ICE không cập nhật thông tin và gửi thông báo về các phiên tòa di trú đến đúng địa chỉ, khiến việc theo dõi quy trình nhập cư của những đứa trẻ này gặp khó khăn.
Không chỉ vậy, nhiều nhân viên được bổ nhiệm dưới thời cựu tổng thống Donald Trump hiện đang phụ trách khu vực biên giới không hỗ trợ cấp quyền cho người nhập cư, từ đó làm cản trở quá trình đảm bảo quyền cư trú của những đứa trẻ trên.
Ở phía ngược lại, luật sư di trú Álex Gálvez cho rằng những đứa trẻ nhập cư không ra hầu tòa không phải vì chúng không biết ngày giờ, mà vì chúng sợ.
“Gia đình hoặc người giám hộ của những đứa trẻ này không đủ kinh phí để thuê luật sư, hoặc đơn giản vì họ sợ bị trục xuất nếu xuất hiện tại toà vì nhìn chung những người này cũng là người nhập cư bất hợp pháp”, ông Gálvez giải thích.
Ngày 25/5, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry tái khẳng định vai trò quan trọng của các nước Arab trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Là chủ đề cuộc Tọa đàm do Thanh tra Bộ Ngoại giao tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Thanh tra Ngoại giao (15/10/1969-15/10/2024) tại Trụ sở Bộ, ngày 15/10.
Hamas trả tự do cho 12 người Thái Lan và 13 người Israel, đánh dấu nhóm con tin đầu tiên được thả sau thỏa thuận ngừng bắn giữa nhóm này và Israel.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/9.
Khảo sát mới nhất của Reuters/Ipsos cho thấy ông Biden và ông Trump đều nhận được 40% ủng hộ sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên.
Một số tay súng ngoại quốc đến Ukraine với suy nghĩ rằng đây là cuộc chiến dễ dàng, khiến họ không kịp thích ứng với thực tế khắc nghiệt và bỏ mạng.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Các Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đã nhất trí tăng cường nỗ lực hoàn thành việc thông qua dự thảo hiệp ước hòa bình.
Mỹ tiếp tục rút cầu tàu trị giá 320 triệu USD Dải Gaza vì lo biển động và có khả năng sẽ không tái triển khai nó đến khu vực.