Gặp lãnh đạo NATO, Ngoại trưởng Mỹ nói cần phản ứng mạnh với việc quân đội Triều Tiên được triển khai chiến đấu cùng lực lượng Nga ở biên giới Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte để bàn về tình hình Ukraine trong giai đoạn chuyển giao chính quyền ở Washington.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Blinken cho biết ông đã cùng ông Rutte thảo luận việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và những việc NATO phải làm để củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình. Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ sẽ "tiếp tục củng cố mọi thứ chúng tôi đang làm cho Ukraine", ông nói.
Theo Hãng tin AFP, ông Blinken đã thảo luận về thực tế là binh lính Triều Tiên đã được "đưa vào cuộc chiến, và bây giờ đang chiến đấu theo đúng nghĩa đen, điều cần phải và sẽ có phản ứng cứng rắn".
Vài ngày trước đó, phó phát ngôn Vedant Patel của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng hơn 10.000 binh lính Triều Tiên "đã được điều đến miền đông nước Nga và hầu hết trong số họ đã chuyển đến vùng Kursk ở phía tây, nơi họ bắt đầu tham gia vào các hoạt động chiến đấu với lực lượng Nga".
Theo đó, lực lượng Nga đã huấn luyện binh lính Triều Tiên "về pháo binh, thiết bị bay không người lái và các hoạt động bộ binh cơ bản, bao gồm cả việc dọn chiến hào, đây là những kỹ năng quan trọng cho các hoạt động tiền tuyến".
Trong ngày 13-11, giờ Brussels, ông Blinken sẽ có cuộc gặp với hàng loạt quan chức NATO và châu Âu để bàn về việc nhanh chóng đẩy mạnh ủng hộ cho Ukraine trong những tuần cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ông sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha, Tổng tư lệnh NATO tại Châu Âu Christopher Cavoli, Ngoại trưởng Anh David Lammy và các quan chức hàng đầu của EU.
Theo Hãng tin Reuters, ông Blinken sẽ thúc đẩy các đồng minh nắm vai trò lớn hơn trong việc ủng hộ cho Kiev trong khi chưa rõ động thái của chính quyền ông Trump.
Sự trở lại của ông Trump đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine hay không và làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Washington rằng ông có thể buộc Kiev chấp nhận hòa bình theo các điều khoản của Nga.
Trong quá trình tranh cử, ông Trump đã tuyên bố ông có thể chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine "trong vòng 24 giờ" nhưng không nói rõ sẽ làm điều đó như thế nào.
Trên thực địa, cả Nga và Ukraine đều đang chạy đua để giành ưu thế đàm phán trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 25/6 cho biết ông sẽ thăm Trung Quốc vào 'thời điểm thích hợp', nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại song phương và bày tỏ lo ngại về vụ một nhà báo Australia bị bắt giữ ở Bắc Kinh.
Với việc ông Alexander Stubb được lựa chọn làm Tổng thống, lần đầu tiên trong lịch sử 107 năm lập quốc, Phần Lan đã có một vị tổng thống mang “yếu tố” nước ngoài.
Hơn 140 người thiệt mạng ở miền bắc Nigeria khi một chiếc xe bồn chở nhiên liệu bị lật và phát nổ gần nơi có đông người tụ tập để lấy nhiên liệu.
Bộ Quốc phòng Malaysia (MINDEF) sẽ tăng cường mua sắm khí tài cho Lực lượng vũ trang nước này (MAF), trong đó có 12 trực thăng, 3 tàu tuần duyên (LMS) và 136 xe bọc thép cơ động nhanh.
Cảnh sát đang truy tìm ba tên trộm đào đường hầm vào trung tâm thương mại ở Ozamiz, cuỗm đi số trang sức, tiền mặt trị giá hơn 737.000 USD.
Ngày 13/2, Nga tuyên bố Thủ tướng Estonia Kaja Kallas là người 'bị truy nã' vì một vụ án hình sự không được tiết lộ.
Cựu tổng thống Trump có thể hối thúc Ukraine từ bỏ chủ quyền với Crimea và Donbass để chấm dứt xung đột, theo các nguồn giấu tên của Washington Post.
Ukraine bắt đầu tiếp nhận mẫu UAV tự sản xuất giá rẻ, được cho là 'câu trả lời' của Kiev với dòng Shahed mà Nga sử dụng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/6 cho biết, ông đã đến Thụy Sỹ trước thềm Hội nghị hòa bình kéo dài 2 ngày tại một khu nghỉ dưỡng ven núi.