Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Azerbaijan, Thủ tướng Armenia và bày tỏ quan điểm ủng hộ tiến trình hòa đàm giữa Yerevan và Baku.
Ngày 12/7, Mỹ kêu gọi Armenia và Azerbaijan tiếp tục đối thoại để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài liên quan khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, đồng thời hối thúc mở cửa trở lại tuyến đường duy nhất nối Armenia với vùng lãnh thổ này.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Anthony Blinken đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, một ngày sau khi Baku đóng cửa hành lang Lachin.
Trong cuộc điện đàm, ông Blinken “nhấn mạnh sự cần thiết phải để các phương tiện thương mại, nhân đạo và tư nhân di chuyển tự do qua hành lang Lachin.”
Ngoại trưởng Mỹ cũng đã trao đổi với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và bày tỏ quan điểm ủng hộ tiến trình hòa đàm giữa Yerevan và Baku, cũng như sự cần thiết phải tiến hành đối thoại trực tiếp giữa hai bên.
Trước đó, ngày 11/7, Azerbaijan đã tạm đóng tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh và Armenia.
Trong thông báo, Cơ quan Biên giới quốc gia Azerbaijan cho biết "việc đi lại qua trạm kiểm soát Lachin của biên giới quốc gia tạm thời bị đình chỉ" trong khi chờ kết quả điều tra liên quan tới hoạt động của chi nhánh Tổ chức Chữ thập Đỏ tại Armenia qua tuyến đường này.
Kể từ tháng 12/2022, Armenia đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Nagorny-Karabakh do lương thực và thuốc men dần cạn kiệt sau các biện pháp hạn chế sử dụng tuyến đường Lachin.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp.
Dự kiến, trong tháng này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán dưới sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU)./.
Việt Nam và Nam Phi đã trở thành đối tác quan trọng của nhau tại châu Phi và Đông Nam Á, hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương như Diễn đàn Đối tác Liên chính phủ.
Trung Quốc tuyên bố Nhật Bản không phải là bên liên quan trong vấn đề Biển Đông và không có quyền can thiệp vào các vấn đề hàng hải giữa Trung Quốc và Philippines.
Nga đóng sân bay Dagestan khi đám đông xông vào truy tìm công dân Israel; Hezbollah lần đầu tuyên bố bắn hạ drone của Israel; Ukraine muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 30-10.
Trong Thông điệp Liên bang trưa 21/2, Tổng thống Putin khẳng định Nga đình chỉ việc tham gia New START, nhưng không rút khỏi hiệp ước này.
Cuộc bầu cử ở Nigeria diễn ra trong bối cảnh nước này sẽ trở thành quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới vào năm 2050 và khu vực Tây Phi đang bị đe dọa bởi sự suy giảm dân chủ mạnh mẽ.
Đó là chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chỉ huy Lực lượng hạt nhân Nga, đại tướng Sergey Karakayev, tuyên bố một trung đoàn tên lửa Yars đã được đưa vào tham gia chiến đấu trong tổ hợp tên lửa Bologovsky.
Ngày 2-5, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ đã triệu tập một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Trung Quốc về vụ hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tuần duyên Philippines ở Biển Đông.
Cảnh sát Canada ngày 8/4 thông báo nước này đã hồi hương 4 phụ nữ và 10 trẻ em là người nhà của các chiến binh thuộc tổ chức 'Nhà nước Hồi giáo' tự xưng, đang bị giam giữ tại các trại giam ở Syria.