Sáng 26/8, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung bắn đạn thật trên không, kéo dài 3 ngày, nhằm tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa.
Mỹ-Hàn bắt đầu tập trận bắn đạn thật trên không, Soeul bày tỏ một mối nghi liên quan Bình Nhưỡng |
Máy bay chiến đấu F-35A của Hàn Quốc bắn tên lửa không đối không AIM-120C trên vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Tây của nước này vào ngày 26/8. (Nguồn: Yonhap) |
Hãng thông tấn Yonhap cho hay, theo Không quân Hàn Quốc, cuộc tập trận diễn ra trên vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này, có sự tham gia của 60 máy bay quân sự, trong đó có máy bay chiến đấu F-35A, F-15K và KF-16 của Hàn Quốc cùng máy bay tấn công A-10 của Mỹ.
Tin liên quan |
Mỹ-Hàn Quốc đưa quân tới gần biên giới liên Triều tập trận bắn đạn thật Mỹ-Hàn Quốc đưa quân tới gần biên giới liên Triều tập trận bắn đạn thật |
Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra các thủ tục ứng phó với các hoạt động đồng thời trên không và trên bộ từ phía Triều Tiên, như phóng tên lửa hành trình và bắn pháo tầm xa.
Trong cuộc tập trận này, các máy bay F-35A và F-15K sẽ thực hành phóng tên lửa để vô hiệu hóa các mục tiêu trên không, trong khi KF-16 và A-10 của Mỹ sẽ thả vũ khí không đối đất để tiêu diệt nguồn gốc khiêu khích giả định của đối phương.
Trong ngày đầu tiên, F-35A đã phóng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C, còn KF-16 thả bom GBU-31 có khả năng xuyên thủng bê tông cốt thép dày 1 m.
Thiếu tá Cha Seung Min, một phi công tham gia tập trận, khẳng định: "Chúng tôi sẽ duy trì tư thế sẵn sàng đáp trả ngay lập tức mọi hành động khiêu khích của kẻ thù".
Cuộc tập trận này diễn ra song song với cuộc tập trận Lá chắn tự do Ulchi 2024 kéo dài 11 ngày, dự kiến kết thúc vào 29/8. Triều Tiên từ lâu đã lên án các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ là diễn tập chuẩn bị tấn công nước này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã hoài nghi về khả năng Bình Nhưỡng có thể cung cấp đủ tên lửa cho 250 bệ phóng mới được triển khai ở tiền tuyến.
Theo NIS, Triều Tiên có giao dịch sản xuất vũ khí cung cấp cho Nga và điều này có thể khiến Bình Nhưỡng gặp khó khăn trong việc trang bị tên lửa cho các bệ phóng mới. Cáo buộc về giao dịch giữa Nga và Triều Tiên luôn bị hai nước này bác bỏ.
Hồi đầu tháng 8, truyền thông Triều Tiên đưa tin, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã tham dự lễ bàn giao 250 bệ phóng tên lửa chiến thuật mới cho các đơn vị tiền tuyến, mô tả đây là vũ khí "tấn công then chốt mới".
NIS ước tính tầm bắn của loại tên lửa này khoảng 110 km, có khả năng tấn công tới tỉnh Chungcheong phía Nam Seoul nếu được phóng từ tiền tuyến.
Israel tấn công các vị trí ở ngoại vi thủ đô Damascus và miền nam Syria, dường như nhằm vào sân bay cùng trận địa phòng không của nước này.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẽ hỗ trợ đại diện thường trú Vatican hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên.
Các sĩ quan tuyển quân Ukraine đột kích nhà hàng, quán bar và sự kiện hòa nhạc ở thủ đô Kiev để truy tìm người không đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/8.
Nội bộ NATO tranh cãi gay gắt về việc cho phép Ukraine dùng vũ khí phương Tây để tập kích lãnh thổ Nga, với quan điểm ủng hộ Kiev đang trỗi dậy.
Ngoại trưởng Nga Lavrov dẫn các chuyên gia phương Tây cho rằng NATO phải giải tán sau khi Liên Xô tan rã và việc khối này còn tồn tại là sai lầm.
Ngày 19/9, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã đến ghi sổ tang mở ở Đại sứ quán Libya tại Việt Nam, chia buồn về những mất mát và thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản do cơn bão Daniel gây ra.
Bên tấn công có thể cấy mạch điều khiển kíp nổ vào máy nhắn tin, kích hoạt bằng một tin nhắn chứa chuỗi ký tự hoặc biểu tượng theo thứ tự cụ thể.
Chưa đầy một ngày sau khi chiếc máy bay vận tải quân sự IL-76 của Nga chở 65 tù binh Ukraine rơi ở Belgorod, Moscow kêu gọi triệu tập phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về vụ việc.