Nhiều người ở Mỹ đã đổ xô tìm kiếm thông tin di cư trên Internet từ tối 5/11, khi kết quả kiểm phiếu cho thấy chiến thắng của ông Trump ngày càng gần.
Thống kê của Google ở Mỹ cho thấy lượt tìm kiếm cụm từ "chuyển đến New Zealand" tăng vọt 2.000% trong 24 tiếng sau khi các bang Bờ Đông đóng cửa điểm bỏ phiếu ngày 5/11. Số lượt tìm kiếm tương tự về việc chuyển đến Canada tăng gần 1.270%, đến Australia tăng 820%.
Tính đến đêm 6/11 theo giờ Bờ Đông, số lượt tìm kiếm về di cư đến ba nước này đạt mức cao nhất mọi thời đại, Google hôm nay thông báo, song không cung cấp số lượng lượt tìm kiếm cụ thể.
Ngày 7/11, Cơ quan Di Trú New Zealand thông báo ghi nhận 25.000 người ở Mỹ lần đầu truy cập vào website, so với 1.500 người vào cùng ngày năm ngoái. Các mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều diễn đàn tư vấn, gợi ý nơi di cư, mẹo xin visa, việc làm.
Nhiều luật sư di trú ở Canada cũng tiếp nhận hàng loạt yêu cầu tư vấn, ngay cả trước cuộc bầu cử. "Cứ 30 phút lại có một email yêu cầu mới", Evan Green, luật sư cấp cao tại Green and Spiegel, công ty luật di trú lâu đời nhất Canada, cho biết.
Nhưng các luật sư Canada nói rất ít người ở Mỹ có nhu cầu di cư sang nước này có thể đạt mong muốn. "Chuyển đến Canada không dễ dàng, nhất là khi chính phủ đang cắt giảm số lượng người nhập cư", Bell Alliance, luật sư nhập cư ở Vancouver, nói.
Ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào rạng sáng 6/11 với hàng loạt chiến thắng ở các bang chiến trường. Ông sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong một thế kỷ đảm nhận hai nhiệm kỳ không liên tiếp.
Mỹ cũng từng ghi nhận làn sóng quan tâm đến việc chuyển ra nước ngoài sau khi ông Trump đắc cử năm 2016.
Đức Trung (Theo Reuters)
Truyền thông Anh nói rằng Thủ tướng Starmer bị cáo buộc vi phạm quy định quốc hội khi không khai báo những món quà vợ ông nhận từ một doanh nhân.
Thiết bị tác chiến điện tử Nga đang làm giảm hiệu quả của vũ khí phương Tây mà Ukraine nhận được, khiến Kiev cố gắng tấn công các tổ hợp và bắt kịp về công nghệ.
Năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều dấu ấn trong bức tranh đối ngoại của Việt Nam. Tại Geneva, Việt Nam có nhiều hoạt động ghi dấu rõ nét, trong đó nổi bật là những đóng góp và sáng kiến trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc tại cả ba khóa họp thường kỳ lần thứ 52, 53 và 54 và các hoạt động khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị COP28, đề nghị các nước thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động để ứng phó biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Hà Nội sáng nay, lên đường thăm chính thức Trung Quốc.
Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga đang xem xét việc hạ cấp độ quan hệ ngoại giao với phương Tây vì mâu thuẫn liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Trận sóng thần năm 2011 từng nhấn chìm 18 tiêm kích F-2 đắt tiền, buộc quân đội Nhật phải tăng cường biện pháp đề phòng khi xảy ra thiên tai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ulan Bator, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước Mông Cổ.
Chính quyền quân sự Niger hy vọng kế hoạch rút quân sắp tới của Pháp khỏi quốc gia Tây Phi này sẽ tuân thủ một số điều kiện.