Mỹ tuyên bố nước này sẵn sàng đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh quân sự mọi đòn tấn công hạt nhân từ Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc.
"Phía Mỹ đã tái khẳng định sẽ đáp trả tức tốc, áp đảo và quyết đoán mọi đòn tấn công hạt nhân từ Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc", Kim Tae-hyo, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc, ngày 16/12 thông báo kết quả vòng đối thoại thứ hai của Nhóm Tham vấn Hạt nhân (NCG) Mỹ - Hàn.
Nội dung này được nêu trong tuyên bố chung sau cuộc họp của NCG tại Lầu Năm Góc, bế mạc hôm 15/12.
Mỹ cam kết sẵn sàng sử dụng toàn bộ năng lực quân sự để bảo vệ đồng minh, bao gồm cả sức mạnh hạt nhân. Bên cạnh đó, hai nước sẽ nghiên cứu phương án tận dụng khí tài quân sự phi hạt nhân tại Hàn Quốc để hỗ trợ năng lực hạt nhân của Mỹ, qua đó thiết lập mạng lưới răn đe hợp nhất.
"Ở vòng họp thứ hai, hai nước đã phê duyệt kế hoạch hành động trong vòng 6 tháng tới. Mỹ và Hàn Quốc hướng đến hệ thống thống nhất và mở rộng cho năng lực răn đe", ông Kim cho biết.
Seoul và Washington thống nhất đến giữa năm 2024 sẽ hoàn thiện tài liệu phương hướng về hoạch định và vận hành "chiến lược hạt nhân chung", trong đó có năng lực răn đe Triều Tiên cùng mối đe dọa hạt nhân.
Theo Kim Tae-hyo, văn kiện này sẽ bao gồm quy trình chia sẻ thông tin hạt nhân nhạy cảm, thiết lập hệ thống an ninh liên quan, quy trình tham vấn và kênh liên lạc cấp lãnh đạo khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân. Tài liệu này cũng xây dựng kế hoạch ứng phó khủng hoảng cụ thể và chiến lược giảm rủi ro.
Quốc hội Triều Tiên vào tháng 9 đã nhất trí bổ sung chính sách xây dựng lực lượng hạt nhân của đất nước vào hiến pháp. Ông Kim Jong-un kêu gọi tăng tốc độ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân để duy trì lợi thế răn đe chiến lược, đồng thời chỉ trích quan hệ đồng minh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là "phiên bản châu Á của NATO".
Đúng một năm trước đó, Triều Tiên cũng thông qua luật cho phép tấn công hạt nhân phủ đầu "tự động và ngay lập tức để tiêu diệt các thế lực thù địch", khi một nước khác tạo ra mối đe dọa cận kề với Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong-un khi đó tuyên bố trạng thái quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là "không thể đảo ngược".
Thanh Danh (Theo Reuters, Yonhap)
Ngày 8/3, Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Sebastien Lecornu thông báo, nước này đang lên kế hoạch cho phép một số công ty chế tạo vũ khí sản xuất các thiết bị quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
Ngày 11/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định nước này sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ thông qua giải pháp ngoại giao tại Lebanon để ngăn chặn xung đột rộng lớn hơn trong khu vực.
Cuộc xung đột giữa SAF và RSF kéo dài hơn 1 năm qua tại Sudan đã khiến 15.550 người thiệt mạng.
Cảnh sát biển Việt - Trung tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh, nhằm tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán.
Nga lên kế hoạch thực hiện 7 vụ phóng tên lửa đạn đạo (ICBM) trong năm 2024.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/6.
Thống đốc vùng Bryansk (Nga) cho biết vụ tấn công bằng bom chùm của Ukraine xảy ra vào ngày 3-10 tại ngôi làng Klimovo. Cùng ngày, Ukraine tuyên bố bắn hạ 29/31 drone và 1 tên lửa hành trình của Nga.
Ông Zelensky thông báo thêm 5 thay đổi trong bộ máy lãnh đạo quân sự Ukraine, sau khi đã bổ nhiệm tư lệnh và tổng tham mưu trưởng mới.
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các âu tàu tại đập Tam Hiệp - dự án thủy điện lớn nhất thế giới - đã vượt quá 1,91 tỉ tấn...