Ngày 1/2, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố không ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tăng chi tiêu quốc phòng trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lên mức 5% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên.
![]() |
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều. (Nguồn: Deposit Photo) |
Trả lời tờ Tagesspiegel, ông Pistorius cho rằng, "Mức 5% GDP của chúng tôi tương đương với 42% ngân sách liên bang (Đức), tức là cứ 2 Euro Chính phủ liên bang chi tiêu thì 1 Euro dành cho quốc phòng. Tổng cộng, Đức sẽ phải chi ra tổng cộng 230 tỷ Euro (238 tỷ USD). Chúng tôi không thể chi trả cũng như không thể tiêu một khoản tiền lớn như vậy".
Tin liên quan |
![]() |
Ông Pistorius nói thêm rằng, trong tương lai, Đức sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, thậm chí vượt quá mức 2% GDP mà chính phủ Đức hiện đang phân bổ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh mọi quyết định trong NATO đều được đưa ra một cách tập thể.
Hiện tại, hướng dẫn của NATO yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết chi 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng. Mục tiêu này đã được các nhà lãnh đạo trong khối nhất trí vào năm 2014. Theo đánh giá gần nhất của NATO, 23 trong 32 thành viên của khối sẽ đạt mục tiêu này trong năm 2024, so với chỉ 3 nước làm được điều này hồi năm 2014.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng từng cho biết quan điểm: "Đó là một khoản tiền rất lớn", đồng thời nêu rõ, NATO có quy trình ra quyết định rất cụ thể về mức chi cho quốc phòng và yêu cầu hiện tại là 2% GDP. Dù phản đối đề xuất của ông Trump, song Thủ tướng Đức thừa nhận, nước này "phải làm nhiều hơn nữa cho an ninh" và nhấn mạnh, Berlin đã tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng hàng năm lên gần 80 tỷ Euro trong những năm gần đây.
Trước đó, Lầu Năm Góc ngày 30/1 thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte đã có cuộc điện đàm để thảo luận về việc tăng cường sức mạnh của khối liên minh quân sự này.
Thông cáo của Lầu Năm Góc công bố ngày 30/1 cho biết, nội dung thảo luận bao gồm việc "xây dựng một NATO mạnh mẽ hơn, có sức mạnh quân sự lớn hơn" bên cạnh việc tăng cường chi tiêu quốc phòng của các đồng minh.
Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc "mở rộng năng lực cơ sở công nghiệp quốc phòng ở cả hai bờ Đại Tây Dương".
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.