Hãng tin CBS News ngày 1/2 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Washington đã phê duyệt kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công kéo dài nhiều ngày, nhằm vào các mục tiêu là nhân sự và cơ sở hạ tầng của Iran tại Iraq và Syria.
Vụ căn cứ quân sự Mỹ bị tấn công: Iran một mực |
Căn cứ quân sự Tháp 22 của Mỹ ở Jordan, gần biên giới với Syria. (Nguồn: Planet Labs PBC) |
Các cuộc tấn công này sẽ là động thái trả đũa vụ tấn công bằng máy bay không người lái, do nhóm Kháng chiến Hồi giáo Iraq được Iran hậu thuẫn thực hiện, nhằm vào căn cứ quân sự Tháp 22 của Mỹ ở Jordan hôm 28/1, khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và 34 người khác bị thương.
Tin liên quan |
Không còn ở chế độ Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân? |
Các quan chức Mỹ cho biết, thời điểm cuộc tấn công sẽ được quyết định bởi điều kiện thời tiết. Washington muốn thực hiện vào lúc trời quang mây tạnh để không vô tình làm dân thường vô tội bị ảnh hưởng.
Cùng ngày, hãng tin Reuters dẫn lời 4 quan chức Mỹ nhận định, khả năng chiếc máy bay không người lái được sử dụng để tấn công Tháp 22 hôm 28/1 được sản xuất tại Iran.
Kết quả trên dựa trên việc phân tích các mảnh vỡ từ máy bay tại hiện trường, nhưng phía Washington không tiết lộ chi tiết tên của loại vũ khí này.
Với phát hiện đó, Mỹ sẽ quyết tâm buộc Tehran phải chịu trách nhiệm cho việc hỗ trợ các nhóm dân quân đã tiến hành vụ tấn công này.
Đây là thiệt hại lớn nhất về người của Mỹ trong một cuộc tấn công tại khu vực kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel nổ ra hồi tháng 10/2023, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột leo thang khi giao tranh diễn ra ác liệt ở Dải Gaza.
Trước đó, Iran khẳng định, nước này không liên quan gì đến vụ tấn công và bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Tehran hỗ trợ các nhóm tay súng chịu trách nhiệm về vụ việc.
Ngày 29/1, Bộ trưởng Tình báo Iran Esmail Khatib tiếp tục khẳng định, các lực lượng vũ trang trong khu vực tự quyết trong hành động hôm 28/1.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước, ông Khatib đã sử dụng cụm từ “trục kháng chiến” – thuật ngữ mô tả phong trào Hamas và các nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shi’ite có chủ trương chống Israel và các đồng minh phương Tây.
Chiều 23-7 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Vienna, bắt đầu chuyến thăm chính thức ba ngày theo lời mời của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen.
Thủ tướng Kristersson cho biết Thụy Điển không cho phép bố trí vũ khí hạt nhân tại nước này vào thời bình nhưng có thể làm vậy vào thời chiến.
Mới đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã hứa hẹn về việc xây dựng “quân đội hùng mạnh” khi ông nhắc lại lời cam kết chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
Lực lượng Mỹ, Iraq phối hợp tiêu diệt 15 thành viên phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong chiến dịch đột kích ở miền tây Iraq.
Dale Crum, 51 tuổi, nổ súng giết vợ cũ rồi tới các địa điểm khác trong thị trấn Arkabutla, bang Mississippi để sát hại 5 người khác.
Ngày 28/12, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, nước này sẵn sàng củng cố lòng tin với Nga trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời phản đối Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Ngày 13/7, theo Press TV, trong cuộc phỏng vấn của hãng Sputnik, Đại sứ Nga tại Tehran Alexey Yuryevich Dedov đã có nhận định về mối quan hệ Iran-phương Tây và việc Tehran tham gia hòa giải xung đột ở Ukraine.
Chính quyền kêu gọi người dân tránh tích trữ quá mức nhu yếu phẩm và bộ công cụ ứng phó thảm họa, sau khi cảnh báo về nguy cơ siêu động đất khiến nhiều người lo âu.
Quan chức cấp cao Ukraine nói rằng quan hệ với Anh đã xấu đi kể từ khi Công Đảng của Thủ tướng Kier Starmer lên nắm quyền, đồng thời bày tỏ thất vọng vì London không gửi tên lửa Storm Shadow cho Kiev.