Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok cảnh báo từng xảy ra một vụ đánh bom ở thủ đô của Thái Lan, sau vụ trục xuất người Duy Ngô Nhĩ gần nhất vào năm 2015.
Ngày 28-2, Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok đã đưa ra cảnh báo an ninh đối với công dân nước này tại Thái Lan, sau khi chính quyền Thái Lan trục xuất hàng chục người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
Trên trang web, Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok cho biết vào ngày 27-2, Chính phủ Thái Lan đã trục xuất 45 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
Đại sứ quán lưu ý đã từng xảy ra một vụ đánh bom ở thủ đô của Thái Lan, sau vụ trục xuất người Duy Ngô Nhĩ gần nhất vào năm 2015.
"Những vụ trục xuất tương tự trước đây đã dẫn đến các vụ tấn công trả đũa. Đáng chú ý nhất là sau vụ trục xuất vào năm 2015, một thiết bị nổ tự chế đã phát nổ tại đền Erawan ở Bangkok, khiến 20 người thiệt mạng và 125 người vị thương. Đây là địa điểm thu hút nhiều du khách Trung Quốc", thông báo nêu.
Các khuyến cáo của đại sứ quán Mỹ cho công dân bao gồm: cảnh giác cao độ, đặc biệt ở những địa điểm đông đúc và có nhiều khách du lịch, xem xét lại kế hoạch an ninh cá nhân và thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Theo Hãng tin Reuters, Đại sứ quán Nhật Bản tại Thái Lan cũng gửi email cảnh báo công dân sau vụ trục xuất nêu trên. Tuy nhiên, đại sứ quán này lưu ý "đây không phải là sự thay đổi trong đánh giá rủi ro về Thái Lan".
Bộ Ngoại giao Thái Lan hiện chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về các thông tin trên.
Các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh cho rằng vụ Thái Lan trục xuất 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc vào tháng 7-2015 đã dẫn đến vụ đánh bom ở Bangkok vào một tháng sau đó. Đây được coi là vụ tấn công tồi tệ nhất ở nước này.
Khi đó, giới chức Thái Lan kết luận vụ tấn công có liên quan đến cuộc trấn áp một đường dây buôn người, không liên kết trực tiếp vụ việc với người Duy Ngô Nhĩ.
Hai người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt liên quan đến vụ tấn công. Phiên tòa xét xử họ vẫn đang tiếp diễn dù liên tục bị trì hoãn.
Theo Hãng tin AFP, hôm 27-2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và các nước Đức, Anh, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu đã phản đối quyết định trục xuất người Duy Ngô Nhĩ của Thái Lan.
Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã bảo vệ quyết định của nước này, khẳng định Trung Quốc đã đảm bảo sẽ chăm sóc tốt những người Duy Ngô Nhĩ được đưa về.
Các nhóm nhân quyền và người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đã cáo buộc Trung Quốc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, trong một mạng lưới các cơ sở ở Tân Cương. Song Trung Quốc kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
Đức thông qua gói viện trợ quân sự 3 tỉ USD cho Ukraine; Ukraine cáo buộc Nga gây sức ép lên người dân Ukraine ở vùng chiếm đóng, đòi nhập tịch.
Nhiều vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Sanaa của Yemen do Houthi kiểm soát.
Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Sáng 19/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm truyền thông quốc tế Quảng Tây, thuộc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc) do Phó Giám đốc thường trực La Nhuệ dẫn đầu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã sẵn sàng mở các nhóm đàm phán với Ukraine về việc kết nạp Kiev, tuy nhiên, quá trình đòi hỏi sự nhất trí từ tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã bị Hungary chặn lại.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.