Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật khó lường của Iran trước tình hình leo thang tại khu vực.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù' |
Một chiếc F-22 Raptor của Không quân Mỹ đến Căn cứ không quân Al Dhafra ở Abu Dhabi, UAE, tháng 2/2022. (Nguồn: AFP) |
Trong một bài phân tích chiến thuật gần đây trên trang Military Times, Tướng McKenzie của Thủy quân lục chiến Mỹ, từng giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (từ năm 2019-2022), nghiên cứu viên danh dự Hertog tại Viện Do Thái về An ninh Quốc gia Mỹ đã đánh giá hướng tiếp cận quan trọng của Mỹ đối với các căn cứ quân sự tại Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Israel-Iran ngày càng leo thang. TG&VN lược dịch bài phân tích.
Trong nhiều cuộc xung đột, địa lý được xem là yếu tố “định mệnh”. Nhưng khi nói đến các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông, thì không nhất thiết phải như vậy. Cấu trúc căn cứ hiện tại của Mỹ làm giảm khả năng ngăn chặn Iran cũng như khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Mỹ trong một kịch bản cường độ cao. Do đó, Mỹ cần có những tính toán để không bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý trong các tính toán tại Trung Đông.
Giải định nếu Mỹ bước vào một cuộc xung đột toàn diện với Iran, các căn cứ quân sự hiện có sẽ trở nên vô dụng nếu bị Iran tấn công liên tục. Người Iran có thể đã nắm bắt được điểm yếu này và đã sản xuất một lực lượng tên lửa, máy bay không người lái lớn để tạo ưu thế.
Tin liên quan |
Trung Đông: Lộ 3 yêu cầu khẩn của Mỹ với Iran ngay trước vụ tấn công tên lửa vào Israel, đường sơ tán Lebanon-Syria bị phá hủy Trung Đông: Lộ 3 yêu cầu khẩn của Mỹ với Iran ngay trước vụ tấn công tên lửa vào Israel, đường sơ tán Lebanon-Syria bị phá hủy |
Do đó, hơn bao giờ hết, Mỹ cần đánh giá lại thực tế các địa điểm đóng quân trong khu vực và đưa ra phương án cho mọi tình huống, kể cả những tình huống bất trắc. Sự hiện diện của Mỹ tại các căn cứ hiện có là lời bảo đảm quan trọng cho các quốc gia là đồng minh của Mỹ tại khu vực. Do đó, Mỹ khó có thể rời khỏi các căn cứ như Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Al Udeid ở Qatar.
Bên cạnh đó, Mỹ nên hợp tác với Saudi Arabia, Jordan, Oman và Ai Cập để xác định các căn cứ càng xa về phía Tây càng tốt, nơi Mỹ có thể triển khai máy bay, cơ sở bảo dưỡng, khả năng tiếp nhiên liệu và vũ khí.
Hiện nay, Mỹ bắt đầu thực hiện một số đầu việc quan trọng này. Mỹ và Saudi Arabia quyết định thành lập “mạng lưới căn cứ phía Tây” nhằm đánh giá các căn cứ gần Biển Đỏ để sử dụng trong trường hợp xung đột leo thang. Các cơ sở căn cứ không quân ở Oman, Ai Cập và Jordan chưa được tiến hành nhưng vẫn đang được xem xét thận trọng. Trung tâm điều hành không quân liên hợp của Mỹ tại Al Udeid cũng đang tập trung khắc phục các điểm yếu về chỉ huy và kiểm soát không quân.
Cách tiếp cận của Mỹ đang được hoạch định như thế nào? Đó là chiến thuật “chiến đấu linh hoạt”, dựa trên các cảnh báo và dấu hiệu xung đột, các tài sản quân sự của Mỹ sẽ có thể được di dời đến các căn cứ phía Tây dọc theo Vịnh Arab. Việc Iran có thể tiếp cận những khu vực này sẽ rất khó khăn, Iran cũng khó xác định việc máy bay quân sự Mỹ hoạt động từ căn cứ nào.
Trong trường hợp xảy ra chiến sự, những máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ cất cánh từ các căn cứ xa, được tiếp nhiên liệu trên đường bay và tiến hành các mục tiêu chiến đấu. Tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến, chúng có thể hạ cánh và tiếp nhiên liệu/tái trang bị tại các căn cứ tiền phương hiện có trên Vịnh Arab, giảm thiểu thời gian trên mặt đất và tăng "tốc độ chu kỳ". Bất kể thế nào, những máy bay chiến đấu này sẽ quay trở lại các căn cứ phía Tây để "nghỉ ngơi".
Các căn cứ này không cần phải đầu tư quá quy mô, có thể thô sơ hoặc chỉ được trang bị một cách căn bản nhưng cần phải có để đảm bảo lợi ích quan trọng của Mỹ trong các quyết định quân sự ở khu vực.
Bên cạnh đó, năm 2021, Israel gia nhập Khu vực trách nhiệm (AOR) của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM). Do vậy, hiện tại Mỹ có thể cân nhắc việc đóng quân tại Israel trong trường hợp xảy ra xung đột với Iran. Israel có cùng lợi thế về mặt địa lý như đóng quân ở phía Tây Saudi Arabia hoặc các quốc gia Arab khác. Ngoài ra, Israel có năng lực phòng thủ tên lửa và không quân mạnh mẽ, điểm mạnh này đã được chứng minh. Việc Israel tham gia CENTCOM cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, tăng khả năng tương tác và thậm chí là bảo trì thiết bị quân sự.
Tin liên quan |
Trung Đông: Hezbollah tuyên bố vào giai đoạn Trung Đông: Hezbollah tuyên bố vào giai đoạn 'tính sổ công khai', Israel tính lập vùng đệm ở biên giới với Lebanon, Ai Cập cảnh báo xung đột toàn diện |
Đặc biệt, một lợi thế trong các tính toán chiến thuật của Mỹ ở khu vực là sự bình thường hóa ngày càng tăng trong quan hệ giữa Israel với các quốc gia Arab. Điều này đã trở nên khả thi về mặt ngoại giao thông qua việc Israel ký kết Hiệp định Abraham vào năm 2020 với UAE, Bahrain, qua đó thúc đẩy trao đổi thông tin, chiến thuật với trung gian là Mỹ.
Cuộc tấn công lớn và phức tạp của Iran vào Sân bay Nevatim ở Israel ngày 13/4 vừa qua đã thất bại vì năng lực của Israel dưới sự hỗ trợ của Mỹ, các đồng minh và sự hợp tác chia sẻ thông tin của các nước láng giềng Arab.
Đối với khu vực Trung Đông, năng lực răn đe cần phải được đảm bảo liên tục. Các sự kiện trong hai tháng qua cho thấy rõ ràng rằng Iran có thể bị ngăn chặn thực hiện các cuộc tấn công lớn trong khu vực. Tuy nhiên, để đảm bảo trong các kịch bản xa hơn, Mỹ cần củng cố nguồn lực, năng lực chiến đấu cần thiết.
Mỹ phải hành động mạnh mẽ để phát triển các giải pháp thay thế căn cứ, qua đó nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu và giành lợi thế trong một cuộc xung đột cường độ cao, kéo dài với Iran. Địa lý là yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Rõ ràng là sẵn sàng tái bố trí căn cứ nhanh chóng và thường xuyên củng cố khả năng chiến đấu sẽ đảm bảo cục diện khu vực.
Người đứng đầu chính quyền ở Crimea Sergei Aksenov cho rằng, không chỉ riêng Nga, mà vận mệnh của toàn thế giới phụ thuộc vào kết quả chiến dịch của Moscow ở Ukraine.
Hezbollah thông báo dùng drone tập kích mục tiêu ở phía bắc Acre, nơi sâu nhất trong lãnh thổ Israel mà nhóm tấn công sau khi chiến sự Gaza bùng phát.
Trước khi đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 9-7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã công du đến Ukraine và Nga, Trung Quốc với thông điệp 'thúc đẩy hòa bình'.
Tanzania đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và bày tỏ mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác.
Trong khi Nga-Ukraine vẫn bất đồng về điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 26/7 tiếp tục tái khẳng định mối quan ngại dai dẳng về tình hình an toàn và an ninh hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) ở miền Nam Ukraine.
Bão Yagi đánh chìm hơn 20 tàu ở Tuần Châu và khiến nhiều chủ tàu thiệt hại hàng tỷ đồng.
Chiều 4/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã trang trọng tổ chức lễ truy tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho cố Giáo sư Jean Salmon, nguyên Chủ tịch danh dự của Trung tâm Luật quốc tế Đại học tự do Brussels (ULB), cựu thành viên Tòa Trọng tài thường trực (PCA).
Đơn vị UAV tầm xa của tình báo Ukraine từng gây thiệt hại cho mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, nhưng không phải lúc nào họ cũng thành công.
Giới lãnh đạo Trung Quốc dường như ngầm thể hiện mong muốn Mỹ thay đổi chính sách khi đón tiếp nồng hậu cựu ngoại trưởng Kissinger tới Bắc Kinh.