Ngày 8/10, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã ký ban hành một luật mới nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng có tên Đạo luật Phục hồi thế trận quốc phòng tự lực (SRDP).
Muốn 'tự lực cánh sinh' trong công nghiệp quốc phòng, Philippines tung luật mới |
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ký Đạo luật SRDP ngày 8/10. (Nguồn: PCO) |
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Marcos phát biểu sau khi ký luật nêu rõ: "Đây là một động thái hợp lý đối với một quốc gia đang ở vị trí trung tâm của những thay đổi và biến động địa chính trị. Về bản chất, đạo luật này liên quan việc xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và bền vững".
Tin liên quan |
Tàu Philippines vừa rút khỏi bãi cạn tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố có Tàu Philippines vừa rút khỏi bãi cạn tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố có 'chủ quyền không thể tranh cãi' |
Theo ông, để thúc đẩy và khuyến khích đầu tư vào công nghệ và sản xuất quốc phòng của Philippines, luật quốc phòng tự lực mới sẽ đưa ra các ưu đãi về tài chính, từ giảm thuế đến tài trợ do chính phủ hỗ trợ.
Philippines sẽ ưu tiên nghiên cứu và phát triển (R&D) để xây dựng các hệ thống đáp ứng yêu cầu riêng biệt của đất nước nhằm luôn đi trước các mối đe dọa đang phát triển, đặc biệt là các mối đe dọa bất đối xứng mà các hệ thống truyền thống có thể chưa được trang bị đầy đủ để xử lý.
Luật mới cũng sẽ ưu tiên sản xuất các vật liệu quốc phòng quan trọng trong nước, từ vũ khí nhỏ và xe chiến thuật đến các hệ thống tinh vi hơn.
Nhà lãnh đạo nói: "Đạo luật mới thiết lập một cách tiếp cận có cấu trúc đối với phát triển quốc phòng, bắt đầu với năng lực nghiên cứu và sản xuất giúp liên kết ngành quốc phòng với các mục tiêu chiến lược của chúng ta".
Luật này dự kiến tiếp sức cho những nỗ lực của chính phủ nhằm hiện đại hóa quân đội, vì nó sẽ giúp bảo đảm Philippines có thể sản xuất, bảo trì và nâng cấp thiết bị quân sự.
Quốc gia Đông Nam Á này sở hữu ngành công nghiệp quốc phòng tương đối nhỏ, có khả năng sản xuất vũ khí và đạn dược nhỏ, nhưng vẫn chưa đạt được sản lượng lớn các hệ thống quân sự tiên tiến như máy bay chiến đấu.
Đặc nhiệm Ukraine tuyên bố được một sĩ quan Nga đầu hàng và nhóm lính dưới quyền cung cấp thông tin giúp họ vượt sông Dnieper sang bờ đông.
Houthi phóng loạt tên lửa, UAV vào Israel để ủng hộ Hamas, nhưng không phải vì mục đích quân sự, mà chủ yếu phục vụ toan tính về chính trị của nhóm.
Ngày 31/10, cảnh sát Đức tiến hành truy lùng nghi phạm bỏ lại túi chất nổ khi gặp các nhân viên an ninh tại nhà ga xe lửa Neukölln ở Berlin.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ngày 14/1 thông báo, dường như Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo.
Giáo hoàng Francis kêu gọi ban hành lệnh cấm mang thai hộ trên toàn cầu, cho rằng đây là hành động 'tồi tệ' với phụ nữ.
Siêu thị mini ở Kuantan bị tấn công bằng bom xăng sau khi bị cáo buộc xúc phạm người Hồi giáo vì bán những đôi tất có dòng chữ 'Allah'.
Rơi máy bay trực thăng ở Donetsk, ông Kuleba nêu ý nghĩa của việc giành lại Rabotino, VSU nhận thêm xe tăng…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Nguy cơ Mỹ và Iran đụng độ trực tiếp; Khối Tây Phi lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger.
Theo truyền thông Nam Phi, một đường ống dẫn khí đốt ngầm đã nổ tung dưới đường cao tốc đông đúc ở khu thương mại của thành phố Johannesburg, đồng thời cho biết thêm một đoạn đường đã bị sập.