Miền nam Trung Quốc hứng gió mạnh và mưa lớn khi siêu bão Yagi sắp đổ bộ, các địa phương đã đóng cửa trường học và hủy nhiều chuyến bay.
Siêu bão Yagi dự kiến đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc từ thành phố Văn Xương ở đảo Hải Nam đến bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông chiều 6/9. Mưa to, gió lớn kèm theo sấm sét đã xuất hiện trên khắp khu vực này từ đêm qua đến sáng 6/9.
"Theo cơ quan ứng phó thiên tai của tỉnh, Hải Nam đã nâng mức ứng phó khẩn cấp đối với bão Yagi lên mức cao nhất vào lúc 11h30 ngày 5/9", Xinhua đưa tin.
Nhiều trường học đã dừng hoạt động từ hôm qua. Hầu hết tuyến giao thông trên khắp miền nam Trung Quốc đã đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hủy ở Hải Nam, Quảng Đông, Hong Kong và Macau. Cây cầu chính nối Hong Kong với Macau và thành phố Chu Hải, Quảng Đông, tuyến đường vượt biển dài nhất thế giới, cũng bị đóng.
Chính phủ Trung Quốc đã cử tổ công tác đặc biệt đến Quảng Đông và Hải Nam để hướng dẫn phòng chống bão lũ.
Tại trung tâm tài chính Hong Kong, sàn giao dịch chứng khoán ngừng hoạt động. Cơ quan thời tiết Hong Kong đã phát cảnh báo bão mức 8, mức cao thứ ba ở thành phố này, đồng nghĩa nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và giao thông bị hạn chế đáng kể. Mức 8 dự kiến được duy trì đến trưa 6/9. Hong Kong yêu cầu người dân tránh xa bờ biển.
Việc siêu bão Yagi dự kiến đổ bộ vào Hải Nam là rất hiếm, vì hầu hết bão đổ bộ vào đảo này đều được phân loại là yếu. Từ năm 1949 đến 2023, 106 cơn bão đổ bộ vào Hải Nam nhưng chỉ 9 cơn được phân loại là siêu bão.
Sau khi quét qua Hải Nam, Yagi dự kiến vào Vịnh Bắc Bộ, gây gió mạnh, mưa to và giông lốc ở miền Bắc, Thanh Hóa. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, thời điểm đổ bộ là khoảng trưa 7/9. Vị trí đầu tiên tâm bão đi vào nhiều khả năng là khu vực giữa Quảng Ninh và TP Hải Phòng, cường độ cấp 10-12, tức tối đa 133 km/h, giật cấp 14.
Bão sau đó đi sâu vào Đông Bắc Bộ gây gió mạnh cấp 6-8 (tối đa 74 km/h), giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất là từ sáng đến chiều tối 7/9.
Giới khoa học cho biết những cơn bão đang ngày càng mạnh hơn, do các đại dương ấm lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuần trước, bão Shanshan càn quét tây nam Nhật Bản, là cơn bão mạnh nhất tấn công quốc gia này nhiều thập kỷ qua.
Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)
Sắc lệnh Hoàng gia Campuchia đã ân chuẩn, bổ nhiệm 5 nhà lãnh đạo cấp cao của đảng CPP cầm quyền làm Chủ tịch, Chủ tịch danh dự và Cố vấn tối cao của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan phối hợp với Thái Lan điều tra vụ nhóm người Việt tử vong tại Bangkok, triển khai biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải đậm nét các bài viết về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Ngày 24/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Chiều ngày 19/10, nhân chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva Tatiana Valovaya đã có buổi giao lưu, nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao với chủ đề: 'Chủ nghĩa đa phương – Thách thức hiện tại, con đường tới tương lai và vai trò lãnh đạo của nữ giới'. Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn đồng chủ trì buổi giao lưu.
Nga tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị APEC ở 'mức phù hợp', Hungary lo kết nạp Ukraine vào EU sẽ gây ra chiến tranh, Mỹ - Hàn lên án Bình Nhưỡng 'chuyển vũ khí cho Nga'... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Công ty không chuẩn bị thuyền cứu hộ và biện pháp cảnh báo, khiến nhóm công nhân không kịp sơ tán và thiệt mạng khi cầu ở Baltimore bị đâm sập.
Máy bay chở hàng của Boeing không mở được càng đáp khi hạ cánh tại sân bay Istanbul, mài bụng tóe lửa trên đường băng.
Ukraine thông qua dự luật huy động quân đội, Mỹ, Australia, Nhật, Philippines tuần tra nhiều hơn ở Biển Đông, Tổng thống Ukraine công khai kế hoạch phá cầu Crimea, Nga tấn công tên lửa vào nhiều thành phố ở Ukraine...là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.