Đảng ủy xã Pa Nang nhưng lại lãnh đạo UBND xã Ba Nang và nhiều hội đoàn thể khác cũng lẫn lộn tên giữa Pa Nang và Ba Nang.
Ba Nang là tên của một xã miền núi ở huyện Đakrông, Quảng Trị. Tuy nhiên Ba Nang và Pa Nang cùng được hệ thống chính quyền, Đảng ủy các cấp và người dân ở đây sử dụng và công nhận trong một thời gian rất dài.
Ông Hồ Văn Thương, 71 tuổi, chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Pa Nang - kể tên gọi Pa Nang có từ trước năm 1975.
"Pa Nang trong tiếng Vân Kiều là cây cau, chỉ đặc điểm vùng đất này có nhiều cây cau cổ thụ mọc tự nhiên", ông Thương kể.
Từ năm 2000 - 2010, ông Thương có 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch UBND xã Ba Nang. Tuy nhiên bản thân ông Thương cũng không nhớ và không lý giải được tại sao tên xã bị đọc chệch từ Pa Nang thành Ba Nang.
Trong khi đó Đảng ủy xã này từ khi thành lập đến nay lại có tên gọi là Đảng ủy xã Pa Nang.
Tương tự một số hội đoàn thể, tổ chức, trường học, trạm y tế… ở xã này dùng lẫn lộn tên gọi giữa Pa Nang và Ba Nang.
Điều này khiến nhiều người lạ lần đầu đặt chân vào xã này ngờ ngợ không biết đúng hay không, sợ nhầm lẫn giữa 2 xã khác nhau.
Ngoài ra trong hồ sơ Đảng, các thủ tục hành chính… con dấu và tên gọi xã của Đảng ủy, UBND xã không đồng nhất, đã khiến người dân lâm vào những cảnh "dở khóc dở cười" vì không thể chứng thực được hồ sơ.
Về 2 tên gọi, ông Nguyễn Văn Đạt - trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Đakrông - thừa nhận Pa Nang theo tiếng Vân Kiều nghĩa là cây cau chỉ về đặc điểm của vùng đất này, còn Ba Nang thì không có nghĩa.
Tuy nhiên trong Nghị định 83/CP ban hành tháng 12-1996, về việc thành lập huyện Đakrông trên cơ sở tách 10 xã của huyện Hướng Hóa, thì tên xã này là Ba Nang.
"Không rõ nhầm lẫn xảy ra ở khâu soạn thảo hay khâu thẩm định, nhưng tên gọi hành chính của xã bị ấn định là Ba Nang từ đó. Trong khi đó, Đảng ủy xã và nhiều hội đoàn thể tiếp tục sử dụng tên Pa Nang", ông Đạt nói.
Từ năm 2018 đến nay, Ban thường vụ Huyện ủy Đakrông, cùng với UBND huyện và các phòng ban liên quan tổ chức nhiều cuộc họp, cho ý kiến để thống nhất tên gọi của xã này.
Ông Đạt thông tin có 2 phương án được đưa ra, gồm đổi tên chính quyền và các hội đoàn thể về tên Pa Nang, hoặc đổi tên Đảng ủy thành Ba Nang.
Phương án đổi tên xã thành Pa Nang đảm bảo nguồn gốc theo tiếng Vân Kiều nhưng phải trình Chính phủ phê duyệt với nhiều thủ tục.
Do đó Đảng bộ cơ sở Pa Nang được Ban thường vụ Huyện ủy Đakrông ban hành quyết định đổi tên thành Ba Nang từ tháng 3-2023.
Ông Hồ Văn My - chủ tịch UBND xã Ba Nang - cho hay: "Ba Nang là từ không có nghĩa trong tiếng Vân Kiều nhưng bà con chấp nhận vì liên quan thủ tục hành chính là rất nhiều, chứ bà con ưng cái bụng tên Pa Nang".
Ông My thông tin từ tháng 9-2024 đến nay, nhiều hội đoàn thể đã làm thủ tục để đổi con dấu, tên gọi sang Ba Nang như hội Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã. Tương tự, 3 trường học gồm mầm non, cấp 1 và cấp 2 cũng đang làm đề án đổi tên trường.
Trong quá trình xác minh, điều tra vụ án, Nguyễn Ngọc Chẩn - nguyên thiếu tá, Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế, ma túy (Công an huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã chủ động liên hệ, thỏa thuận đòi người nhà đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý đưa tiền để được nhẹ tội.
Theo ông Ngô Minh Hiếu - chuyên gia an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát và An toàn Không gian mạng Quốc gia, đa số...
Dự án Ba Hồ - Bản Chùa tại tỉnh Quảng Trị được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, nhưng tìm hiểu cho thấy, có không ít hạng mục chưa được...
Nhiều trường tư tại Hà Nội đang tiếp tục tuyển sinh bổ sung vào lớp 10. Thay vì sử dụng kết quả của kỳ thi do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, một số trường lại xét tuyển bằng học bạ THCS.
Sau hơn hai tháng tái khởi động, cầu Bình Liêm qua sông Lũy (tỉnh Bình Thuận) sắp được hợp long, thông xe dịp cuối tháng 4/2024.
Tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định), nhiều cây gỗ lớn có chức năng phòng hộ đã bị lâm tặc đốn hạ,...
Trường ĐH Y Hà Nội vừa công bố danh sách 178 thí sinh trúng tuyển có điều kiện diện tuyển thẳng.
Đi xe đạp có nồng độ cồn dưới 0,25mg/l khí thở thì bị phạt bao nhiêu tiền? A 50.000 - 70.000 đồng B 80.000 - 100.000 đồng Theo Điều 8, Nghị định 100/NĐ-CP, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sẽ bị xử phạt 80.000 - 100.000 đồng khi điều khiển xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở. Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50mg - 80mg/100ml máu...
Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có lưu ý khi...