Một nông dân ở huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) bao tiêu đầu ra cho hơn 500 người dân nuôi ba ba thịt ở ĐBSCL để bán về TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia.
Đến thăm trại nuôi ba ba của ông Huỳnh Văn Sơn (sinh năm 1979, ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) chúng tôi thường xuyên dừng cuộc trò chuyện vì ông Sơn liên tục nghe những cuộc gọi điện thoại của khách hàng và hướng dẫn kỹ thuật để người nuôi ba ba đạt hiệu quả.
Ông Nguyễn Minh Hoàng (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) cho biết, bản thân mới nghỉ việc ở TP Hồ Chí Minh cách nay hơn 1 tháng, hiện đang thả nuôi hơn 1.000 con ba ba 30 ngày tuổi.
“Thất nghiệp về quê, được người quen giới thiệu nơi nuôi ba ba được bao tiêu đầu ra, tôi đã tìm hiểu và mua ba ba về nuôi. Bước đầu cũng gặp khó nhưng được ông Sơn hướng dẫn nhiệt tình, ba ba có sức ăn khỏe sẽ đạt năng suất cao khi thu hoạch”, ông Hoàng cho biết thêm.
Cũng nuôi ba ba phát triển kinh tế do khó xin việc khi lớn tuổi, ông Lê Văn Tèo (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, năm 2019 ông có bắt 500 con ba ba về thả nuôi thử. Sau 1 năm chăm sóc, mỗi con đạt từ 1 - 1,5 kg.
“Giờ tôi nuôi hơn 10.000 con ba ba, không lo phần đầu ra vì được ông Sơn bao tiêu hết. Ba ba loại 1 (1,5 kg trở lên) có giá bán từ 300.000 - 350.000 đồng/kg. Với số lượng 1.000 con, cho tôi lợi nhuận từ 50 - 70 triệu đồng/năm”, ông Tèo cho biết thêm.
Chia sẻ về việc nhận bao tiêu sản lượng lớn ba ba của hơn 500 người nuôi, ông Sơn cho biết, có đầu ra đã ổn định từ cuối năm 2021 khi được các đại lý, nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thu mua. Mỗi tháng ông cung cấp sản lượng dao động từ 40 - 60 tấn ba ba thịt, thu về lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Ngày 6.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ông Trần Văn Quân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh - thông tin, hiện nay ông Sơn cung cấp giống cho nhiều người nuôi ở các tỉnh thành trên cả nước.
Theo ông Quân, sau khi được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản ở cấp huyện, cấp tỉnh, ông Sơn đã thử nghiệm nuôi ba ba ở nhiều nơi, nhiều cách khác nhau như nuôi trong xô nhựa, nuôi dưới ao, nuôi trong các mương của vườn dừa,... Từ đó chọn ra vị trí nuôi đạt kết quả cao nhất và hướng dẫn lại bà con nông dân khác.
Ông Quân cũng khuyến cáo, mặc dù được bao tiêu đầu ra, tuy nhiên người dân không nên vì thế mà nuôi với số lượng quá nhiều. Bên cạnh đó, người nuôi cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi thay nước ao, chuồng trong quá trình nuôi, tránh dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2024. Quyết định ghi rõ, việc tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và việc tách thửa đất ở thuộc dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công...
Ngày 16/10, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Liên Chính phủ (UBLCP) Việt Nam-Algeria chính thức khai mạc. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Sản xuất Dược phẩm Algeria Ali Aoun, đồng Chủ tịch UBLCP Việt Nam-Algeria chủ trì kỳ họp.
Gần 400 hộ dân tại dự án xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ, chiến sĩ Công an quận Hoàng Mai (hay còn gọi là dự án...
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, trên các khu tái định cư cao tốc Bắc - Nam ở Hà Tĩnh hiện nay đều đang sôi động cảnh “chạy đua” xây...
Thay vì đưa ra một 'giấy phép con' như chứng chỉ, cần có các cơ chế để gắn thương lái với doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi lúa gạo.
Ngày 7.12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp thường lệ...
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống tăng 14,3% so với cùng kỳ. Tập đoàn đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trong bối cảnh nhu cầu điện liên tục tăng cao.
Không chỉ vướng lùm xùm liên quan đến khoản phí mua nhà 'ngoài hợp đồng', phí dịch vụ cao, dự án khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm (Bắc Ninh) của Tập đoàn Dabaco còn lộ vi phạm, đưa người dân vào ở khi chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu công trình vào sử dụng theo quy định.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang yêu cầu Công ty Cấp thoát nước Kiên Giang thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 40,2 tỷ đồng và chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra xử lý.