Xung quanh câu chuyện một phụ nữ lập 116 công ty bị bắt về tội rửa tiền bộc lộ nhiều lỗ hổng trong cấp phép kinh doanh.
Ngày 19-6, Chi cục Thuế Q.6 đã có văn bản cảnh báo gửi Cục Thuế TP.HCM và các chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM.
Tại văn bản này, Chi cục Thuế Q.6 cho biết qua rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp (DN) của người đại diện pháp luật và tra cứu dữ liệu người nộp thuế trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đã phát hiện bà Nguyễn Thị Hương (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang làm đại diện pháp luật cho 116 công ty trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, có 5 công ty đặt tại Q.6.
Trong số 5 công ty này, có 2 công ty đăng ký ngành nghề bán buôn đồ dùng gia đình đóng tại 337D Hậu Giang, P.5, Q.6. Một công ty đăng ký ngành nghề bán buôn thực phẩm có trụ sở trên đường Lê Trực, P.1, Q.6.
Hai công ty còn lại có một công ty đăng ký ngành nghề gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. Còn một công ty đăng ký ngành nghề sản xuất sắt, thép, gang.
Chi cục Thuế Q.6 cho biết đã kết hợp với UBND phường kiểm tra xác minh thực tế trụ sở của 5 công ty trên địa bàn quận này. Kết quả cho thấy 5 công ty đều không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Căn cứ biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đăng ký, Chi cục Thuế Q.6 đã phát hành các thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế với cả 5 công ty trên.
Sau đó, Chi cục Thuế Q.6 rà soát thông tin đăng ký DN của người đại diện pháp luật và tra cứu dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế đã phát hiện bà Nguyễn Thị Hương dùng căn cước công dân (CCCD) được cấp năm 2022 để đăng ký thành lập 116 công ty.
"Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, vi phạm về hóa đơn của các tổ chức và cá nhân nêu trên, Chi cục Thuế Q.6 báo cáo Cục Thuế TP.HCM và thông báo đến các chi cục thuế có liên quan để phối hợp kiểm soát các DN rủi ro nêu trên" - văn bản cảnh báo của Chi cục Thuế Q.6 gửi các chi cục thuế nêu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Dũng - cục phó Cục Thuế TP.HCM - cho biết 116 DN này hầu hết là mới thành lập từ tháng 12-2023 đến tháng 3-2024.
"Chỉ trong vòng 3 - 4 tháng, cá nhân này liên tục thành lập hàng trăm DN. Khi thấy hiện tượng bất thường trên, các chi cục thuế đã mời đại diện DN lên để tuyên truyền nhưng chủ DN không lên. Sau đó khi cơ quan thuế đi kiểm tra thì các DN đều không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, có nơi địa chỉ không có thật", ông Nguyễn Tiến Dũng nói.
Về hóa đơn, sau khi DN thành lập, để được sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế yêu cầu chủ DN phải hiện diện để đối chiếu CCCD. "Một mặt vừa là phổ biến chính sách pháp luật về thuế nhưng một mặt cũng là để nhận diện, nắm bắt, nhất là với những DN nhỏ.
Vì chủ DN chưa lên làm việc, khi kiểm tra DN lại không ở địa chỉ kinh doanh nên những DN này chưa được cấp phép sử dụng hóa đơn điện tử, cũng chưa phát sinh hoạt động kinh doanh", ông Dũng cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thức, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Đại lý thuế BCTC, cho rằng qua sự việc trên cho thấy có lỗ hổng rất lớn trong cấp phép đăng ký kinh doanh.
"Vì sao trong thời gian ngắn, một cá nhân có thể dùng một CCCD để lập đến 116 công ty mà Sở Kế hoạch và Đầu tư không phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, nhất là khi cơ quan thuế từng có văn bản cảnh báo.
Việc cấp phép thành lập DN nên có sự rà soát ngay từ khâu đăng ký, thủ tục có thể chậm một chút nhưng chắc còn hơn "thả gà ra đuổi". Thời gian qua vấn nạn thành lập DN ma sau đó mua bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế đã quá nhức nhối", ông Thức nói.
Đáng lưu ý 116 công ty này đều đăng ký tại TP.HCM và do người Việt Nam đăng ký thành lập nhưng lại với tên nước ngoài và do chi cục thuế quận huyện quản lý. Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng ngay từ đầu chủ DN đã "có ý đồ" khi lập hàng trăm DN và đặt tên nước ngoài như vậy.
Luật sư Trần Xoa cho rằng thời gian qua cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp để bịt lỗ hổng lập DN ma nhằm mua bán hóa đơn bằng cách mời chủ DN lên để nhận diện chủ DN, có trường hợp còn kiểm tra trụ sở làm việc theo đăng ký kinh doanh… trước khi cấp phép sử dụng hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, để chống gian lận thuế, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, trong đó có đơn vị cấp phép là Sở Kế hoạch và Đầu tư, chứ một mình cơ quan thuế sẽ khó lòng làm nổi.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, trước hàng loạt vi phạm về hóa đơn vừa qua, mới đây Tổng cục Thuế đã đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn.
Những đề xuất chính bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về cá nhân và DN vi phạm cho Cục Quản lý đăng ký kinh doanh để cập nhật vào danh sách cảnh báo.
2. Yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký DN mới và thay đổi nội dung đăng ký.
3. Đề xuất sửa đổi luật để cá nhân chỉ được thành lập DN mới sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế của DN cũ không còn hoạt động.
4. Đồng bộ hóa và xác thực thông tin định danh cá nhân của những người tham gia thành lập và quản lý DN.
5. Đề nghị rút ngắn thời gian thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN đối với các DN không còn hoạt động từ 1 năm xuống còn 90 ngày.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cá nhân này mở doanh nghiệp với tốc độ rất nhanh. Vào thời điểm tháng 3, Chi cục Thuế Q.10 phát hiện bà Nguyễn Thị Hương đứng đại diện pháp luật 89 DN. Khi đó, Chi cục Thuế Q.10 đã báo cáo Cục Thuế TP.HCM và gửi văn bản cho cơ quan công an. Tuy nhiên, đến tháng 6 con số này đã tăng lên 116 DN.
116 công ty do bà Nguyễn Thị Hương làm đại diện pháp luật trải đều các quận huyện tại TP.HCM. Trong đó tập trung nhiều nhất tại quận Tân Bình với 22 DN, tiếp theo là quận Tân Phú với 15 DN.
Tại Chi cục Thuế TP Thủ Đức, bà Nguyễn Thị Hương làm đại diện pháp luật 11 DN. Trong khi tại Chi cục Thuế Q.10 và Chi cục Thuế khu vực Q.7 - Nhà Bè, bà Nguyễn Thị Hương thành lập 10 DN, Q.5 có 9 DN.
Còn tại chi cục thuế Q.1, Q.3, Q.4, Q.6, Q.8, Q.11, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, khu vực Q.12 - Hóc Môn, cá nhân này đứng đại diện từ 2 - 5 DN.
Tàu chết máy, trôi dạt ở vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuyền trưởng Nguyễn Duy Thanh và 38 người được tàu SAR412 đưa vào bờ.
Hàng chục thầy thuốc trẻ thuộc Bệnh Viện Đa khoa Lâm Đồng, Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà… đã khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 300 người có hoàn cảnh khó khăn ở các buôn làng của người K’Ho.
Sau khi các tiểu thương tại một số khu chợ nổi tiếng ở TPHCM livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên mạng xã hội và có kết quả tích cực, nhiều tiểu thương tại các khu chợ truyền thống khác mạnh dạn học hỏi để chuyển đổi cách tiếp cận khách hàng.
Sáng 22/6, Tỉnh Đoàn Cà Mau tổ chức lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác với chủ đề “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên” năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Thí sinh cần chủ động tìm hiểu thông tin và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đăng ký xét tuyển sớm , tránh việc biến...
Ngày 12/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Giàng cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Văn Hồi (SN 1987, ở thôn Hoàng Đường, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) về tội cưỡng đoạt tài sản. Vũ Văn Hồi là đối tượng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của chính những người thân quen nơi đối tượng này sinh sống. Kiến ThứcĐối tượng Vũ Văn Hồi.1 Điều tra cho thấy, ngày 4/10, Hồi đã sử dụng sim rác nhắn...
Ngày 18.6, Công an thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã lập biên bản xử phạt hành chính 414 trường...
Theo thông tin từ Toà án Quân sự khu vực 2, Quân khu 5, sau 2 lần hoãn phiên toà (ngày 20/6 và 19/7), phiên toà xử sơ thẩm cựu quân nhân lái xe gây tai nạn khiến nữ sinh lớp 12 tử vong dự kiến được mở lại vào lúc 7h ngày 17/8 tại địa chỉ 30A Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo trạng, khoảng 7h30 ngày 28/6/2022, nữ sinh H.H.A điều khiển xe máy lưu thông trên đường 16 tháng 4, TP Phan Rang - Tháp Chàm. Khi...
Nằm trong phòng cấp cứu, ông Phan Trường Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu sáng nay.