Một năm cuộc xung đột tại Ukraine: Cánh cửa hòa bình vẫn khép

22:30 23/02/2023

Sau 1 năm, Moskva và Kiev vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí có thêm nhiều ngòi nổ mới với các động thái can thiệp quân sự của đồng minh hai phía, tiếp tục là biến số gây quan ngại.

Người dân Ukraine sơ tán khỏi thủ đô Kiev ngày 7/3/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tổ chức nhân 1 năm cuộc khủng hoàng ở Ukraine, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh cuộc xung đột bùng phát ngày 24/2/2022 đã làm gia tăng bất ổn khu vực, căng thẳng và chia rẽ toàn cầu, giảm nguồn lực dành cho việc xử lý các cuộc khủng hoảng và vấn đề toàn cầu cấp bách khác.

Sau 1 năm, Moskva và Kiev vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí có thêm nhiều ngòi nổ mới với các động thái can thiệp quân sự của đồng minh hai phía, tiếp tục là biến số gây quan ngại cho triển vọng thế giới năm 2023.

Chùm bài "1 năm cuộc xung đột tại Ukraine" gồm 2 bài đánh giá diễn biến, tác động và những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng suốt 1 năm qua.

Bài 1: Cánh cửa hòa bình vẫn khép

Hai tháng đầu năm 2023 ghi nhận việc các nước phương Tây gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Các cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều đưa ra những cam kết đẩy mạnh cung cấp khí tài, đạn dược, cam kết triển khai xe tăng hỗ trợ cho Kiev trên thực địa. EU cũng đã bàn tới gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Moskva liên quan đến cuộc xung đột dai dẳng tại Ukraine.

Trong khi đó, phía Nga tuyên bố coi vũ khí của phương Tây ở Ukraine là mục tiêu tấn công. Những diễn biến mới trên khiến một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 1 năm qua càng trở nên xa vời.

Xe tăng Leopard. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Xung đột chưa kết thúc nhưng đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, trước hết với Nga và Ukraine. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine năm ngoái đã giảm hơn 30%, trong khi các số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Liên bang Nga công bố cho thấy, tăng trưởng của nền kinh tế này giảm 2,1%. Xung đột cũng gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn chưa từng có tại châu Âu kể sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Số liệu do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) công bố vào tháng 1/2023 cho thấy hơn 18.000 người thiệt mạng, 7,9 triệu người phải sơ tán sang các nước châu Âu và 21,8 triệu người vào cảnh cần được hỗ trợ nhân đạo.

Không chỉ là cuộc xung đột cục bộ gây tổn thất lớn về người và của cho Nga và Ukraine, đây đã trở thành cuộc khủng hoảng đa tầng trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực. Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng khi nguồn cung từ hai vựa lúa mỳ, ngũ cốc lớn sụt giảm; gián đoạn nguồn cung nhiên liệu liên quan đến các biện pháp trừng phạt và đáp trả lẫn nhau giữa Moskva và phương Tây khiến châu Âu trải qua một mùa Đông lạnh lẽo, đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao, liên tục đưa lạm phát ở nhiều nước lên những mức kỷ lục, kéo theo nguy cơ bất ổn xã hội.

Binh sỹ Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc các nước tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, xúc tiến gia nhập các tổ chức quân sự… được xem là những xu hướng gây quan ngại trong cấu trúc an ninh châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm thay đổi quan điểm sau Chiến tranh lạnh về một khu vực châu Âu hòa bình và thịnh vượng, chi tiêu quốc phòng giảm và không còn lo ngại về nguy cơ chiến tranh quân sự.

Xung đột dai dẳng là lý do thúc đẩy những nước vốn giữ quy chế trung lập lâu nay như Thụy Điển và Phần Lan quyết định gia nhập NATO. Thậm chí, sau nhiều năm giảm chi tiêu quốc phòng, nhiều nước thành viên NATO tăng cường đầu tư và sẵn sàng chi mạnh tay cho nhu cầu quân sự, đặc biệt những nước ở sườn phía Đông của khối này đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng trong thời gian ngắn, từ 1% lên 1,5% và từ 2% lên 2,5%. Đằng sau đó là nguy cơ chạy đua vũ trang.

Một năm qua cũng chứng kiến sự chia rẽ và mâu thuẫn ngày càng bị đẩy cao. Xung đột bùng phát có thể coi là điểm nút của căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã âm ỉ từ năm 2014, đồng thời cũng là dấu mốc đẩy quan hệ giữa Moskva và phương Tây “chạm đáy." Bản thân trong nội bộ châu Âu cũng đầy chia rẽ và có sự dịch chuyển về cán cân quyền lực. Vai trò dẫn dắt của những nước như Đức và Pháp đã giảm đáng kể, một phần do thất bại trong việc xử lý khủng hoảng ở Ukraine.

Trong khi đó, các nước như Ba Lan, các quốc gia Bắc Âu, vùng Baltic và Trung Âu lại gia tăng tiếng nói. Các nước này không chỉ cung cấp nguồn lực và tài chính cho Ukraine mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các đồng minh khác hỗ trợ thiết bị cho Ukraine.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Sydney, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đánh giá thế giới không còn là một hệ thống đa cực nữa, mà chắc chắn đang chuyển sang thành các khối đối đầu nhau. NATO, châu Âu, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… đứng ở phía phản đối Nga.

Trong khi đó, có một số lượng đáng kể các quốc gia vẫn tiếp tục hợp tác với Moskva hoặc sẽ không ủng hộ một số nghị quyết tại Liên hợp quốc về việc trừng phạt Nga.

Cộng đồng quốc tế trong suốt năm qua liên tục kêu gọi Nga và Ukraine đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng, nhiều nước sẵn sàng đóng vai trò trung gian để đưa Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán. Quan chức hai bên cũng đã có những cuộc thảo luận trực tiếp tại các nước thứ ba. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được hai bên ký gián tiếp thông qua vai trò trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 từng được hy vọng sẽ tạo đà cho các cuộc đối thoại có thể làm thay đổi cục diện cuộc xung đột. Tuy nhiên, tình trạng bế tắc kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay cho thấy triển vọng đàm phán vẫn đang ngoài tầm với.

Sau 1 năm xung đột, cánh cửa hòa bình vẫn khép, cả Nga và Ukraine đang thể hiện lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề. Mỹ và một số nước châu Âu, mặc dù cũng có những dấu hiệu tìm cách thúc đẩy đối thoại, song với việc liên tục chuyển giao vũ khí tấn công cho Ukraine và siết chặt trừng phạt Nga, Moskva đánh giá phương Tây và Kiev không có thiện chí đàm phán.

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Berlin, chuyên gia quan hệ quốc tế Đức Wolfgang Bork nêu rõ vũ khí mới, hiện đại hơn sẽ liên tục được gửi tới Ukraine khiến cường độ xung đột tăng lên. Theo ông, tại Hội nghị An ninh Munich 2023 vừa qua, Nga không được mời tham gia, một sự việc phản ánh căng thẳng giữa hai bên, và đây là một sai lầm khi không tạo cơ hội đối thoại để giải quyết xung đột.

Chuyên gia James Rogers, đồng sáng lập kiêm Giám đốc nghiên cứu, Hội đồng địa chiến lược Anh, trong cuộc trò chuyện với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại London, nhận định rằng cuộc xung đột có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm bởi khó có khả năng các nước như Anh, Mỹ sẽ ủng hộ hòa đàm nếu Ukraine ở vào thế bất lợi.

Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23/2, Chủ tịch Đại hội đồng Csaba Kőrösi nhấn mạnh trong vòng 1 năm qua, cuộc xung đột tại Ukraine đã cướp đi sinh mạng, kế sinh nhai và cuộc sống của quá nhiều người, điều đó như một lời nhắc nhở rằng các giải pháp quân sự sẽ không thể chấm dứt được xung đột.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chỉ ra rằng, nguy cơ leo thang xung đột vẫn hiện hữu và triển vọng hòa bình đang giảm dần, bởi vậy, thúc đẩy đối thoại để mở cánh cửa hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột là ưu tiên số một hiện nay./.

Có thể bạn quan tâm
Hồ chứa nước hơn 500 tỉ đồng ở cực Tây Tổ quốc chưa thể triển khai sau 3 tháng khởi công

Hồ chứa nước hơn 500 tỉ đồng ở cực Tây Tổ quốc chưa thể triển khai sau 3 tháng khởi công

18:30 07/07/2024

Sau hơn 3 tháng khởi công, dự án hồ chứa nước hơn 500 tỉ đồng tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - cực Tây Tổ quốc vẫn nằm bất...

Kết luận thanh tra Trường Đại học Trưng Vương: Vi phạm hàng loạt quy định đào tạo

Kết luận thanh tra Trường Đại học Trưng Vương: Vi phạm hàng loạt quy định đào tạo

07:20 06/02/2024

TP - Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, tổ chức quản lí đào tạo của Trường Đại học Trưng Vương. Kết luận cho thấy, trường đại học này đang “sống” bằng cách tuyển vượt chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm.

Labuan Bajo sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42

Labuan Bajo sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42

00:30 05/05/2023

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá rộng rãi và tác động đáng kể đến ngành du lịch Labuan Bajo, nhất là trong các lĩnh vực giao thông vận tải, tham quan...

Thuê học sinh mở tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Thuê học sinh mở tài khoản ngân hàng để lừa đảo

18:00 29/05/2024

Các đối tượng thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng với tiền công 200 - 500 nghìn đồng/tài khoản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, đánh bạc nhằm đối phó với quy định của cơ quan chức năng về siết chặt thanh toán giao dịch trực tuyến.

Sau nhiều năm, Cần Thơ chưa xử lý xong 148 khu dân cư tự phát với gần 95ha đất

Sau nhiều năm, Cần Thơ chưa xử lý xong 148 khu dân cư tự phát với gần 95ha đất

10:30 24/03/2023

Ngày 24/3, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, địa phương vẫn chưa xử lý xong 148 khu dân cư (KDC) tự phát trên địa bàn. Theo ông Dương Tấn Hiển, trước đó, quý 2/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Cần Thơ đề xuất phân chia 148 KDC tự phát thành 3 dạng để xử lý. Dạng thứ nhất: Các KDC phù hợp với quy hoạch xây dựng (căn cứ quy hoạch phân khu chức năng 1/5.000). Người dân ở KDC này tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đảm...

Ông Thaksin chính thức bị truy tố tội khi quân, Thủ tướng Srettha sắp hầu tòa

Ông Thaksin chính thức bị truy tố tội khi quân, Thủ tướng Srettha sắp hầu tòa

13:50 18/06/2024

Ngày 18-6, cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra ra tòa cho cáo buộc phạm tội khi quân, trong khi đương kim Thủ tướng Srettha Thavisin sắp tới cũng sẽ trình diện tòa trước nguy cơ bị cách chức.

Quân đội Mỹ lên kế hoạch mua hệ thống 'Vòm Sắt' của Israel

Quân đội Mỹ lên kế hoạch mua hệ thống 'Vòm Sắt' của Israel

07:30 27/08/2023

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ mua 3 khẩu đội tương ứng với 44 bệ phóng Vòm Sắt và 1.840 quả tên lửa đánh chặn Tamir trị giá hàng trăm triệu USD từ hãng quốc phòng Rafael.

Lý do Nga ra luật cấm chuyển giới

Lý do Nga ra luật cấm chuyển giới

07:50 26/07/2023

Các nghị sĩ Nga cho biết, luật cấm chuyển giới là cần thiết để trấn áp ngành công nghiệp chuyển giới vốn được quản lý quá lỏng lẻo.

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an

08:00 21/03/2023

Ngày 20/3, tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an diễn ra lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, Thượng tá Quản Thiện Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, đến giữ chức Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kể từ ngày 20/3. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới