Hiệu phó một trường miền núi liên hệ với tôi để hỏi xem bộ sách giáo khoa (SGK) do Bộ Giáo dục & Đào tạo biên soạn đã được triển khai chưa và bao giờ hoàn thành.
Anh bồn chồn vì ngày 20/10, Bộ ban hành dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn SGK trong các trường phổ thông: sau ba năm UBND cấp tỉnh phụ trách lập hội đồng chọn sách, từ năm 2024, các trường có thể được giao việc này.
Cả ba bộ sách hiện hành đều có chất lượng tốt nhưng chưa tối ưu với điều kiện tỉnh nhà. Trường anh mong muốn được chọn bộ do Nhà nước biên soạn với kỳ vọng giá sách sẽ hợp lý hơn với phụ huynh ở tỉnh khó khăn. Bộ này hẳn sẽ được thiết kế phù hợp chung cho toàn quốc, nên trường không phải căng thẳng trong việc lựa chọn sách nào khớp với đặc trưng văn hóa - kinh tế của tỉnh, cũng như tương thích với hiện trạng giáo viên và cơ sở vật chất hiện có.
Nhưng bộ sách Nhà nước mà anh nói đến vẫn đang dừng ở mức tranh luận trên nghị trường. Theo Nghị quyết 88 (2014) của Quốc hội: Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Bộ trưởng tiền nhiệm, ông Phùng Xuân Nhạ, năm 2019 cho biết ban đầu có hai phương án, giao NXB Giáo dục hoặc chọn một hãng tư vấn để làm sách. Cả hai đều không thực hiện được do vướng quy định của pháp luật Việt Nam và của Ngân hàng Thế giới - đơn vị tài trợ. Sau đó, Bộ cân nhắc tuyển chọn tác giả để tổ chức biên soạn nhưng cũng không xong, vì hầu hết đã ký hợp đồng với các đơn vị làm sách khác.
Tháng 8/2023, khi được yêu cầu tiếp tục phương án một bộ SGK Nhà nước, Bộ trưởng đương nhiệm Nguyễn Kim Sơn băn khoăn: "Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?". Ông Sơn cho rằng việc Bộ biên soạn sách không chỉ ảnh hưởng tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới hướng tới sự tự chủ giảng dạy của giáo viên.
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lại cho rằng sách giáo khoa quy định về nội dung, là thể chế, cái cốt lõi nhất của chương trình, chứ không đơn thuần là học liệu. Xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Vì thế, một bộ sách Nhà nước là đáng để triển khai.
Theo Cẩm nang nghiên cứu SGK của UNESCO, hai hướng tiếp cận này tồn tại song hành trên thế giới, do sự khác nhau đáng kể về văn hóa dạy và học giữa các quốc gia và đôi khi ngay cả trong cùng một quốc gia. Một là, coi SGK như kim chỉ nang hành động cho giáo viên, không chỉ về nội dung mà cả cấu trúc và cách thức triển khai. Hai là, coi SGK như một tập hợp linh hoạt các nội dung tiêu biểu, nhờ đó giáo viên sáng tạo phương pháp và tăng cường học liệu mới sao cho phù hợp để truyền tải nội dung.
Nhận thấy hai cách tiếp cận này có thể bổ sung cho nhau mà không cần đối đầu; Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore (những trường hợp điển hình mà Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định có sự tương đương về chính sách chuyển đổi SGK với Việt Nam) chọn cách làm trung dung (mixed model) sau một thời gian xã hội hóa hoàn toàn SGK.
MOE Hàn Quốc cho rằng giáo viên tiểu học cần được hướng dẫn trực tiếp qua SGK nhiều hơn. Sách ở bậc này phải cung cấp cả phương pháp sư phạm cũng như nội dung cụ thể có độ chính xác cao độ nhất có thể, vì vậy MOE biên soạn phần lớn SGK ở bậc này.
Dù nắm trong tay các bộ sách tư nhân được xuất khẩu ra toàn cầu, chính phủ Singapore vẫn yêu cầu MOE tiếp tục xuất bản sách giáo khoa những môn học liên quan đến ngôn ngữ mẹ đẻ, giáo dục quốc gia và phát triển đạo đức, nhằm đảm bảo hình ảnh, bản sắc quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Lo ngại về chất lượng của các NXB dạng xã hội hóa (dù đã thẩm định khắt khe), MOE Trung Quốc chỉ định các chuyên gia về tiếng Trung, lịch sử và chính trị (nghiên cứu về đạo đức và luân lý) trực tiếp làm sách và in ấn bởi PEP (tương đương NXB Giáo dục Việt Nam). Các ấn bản về ba chủ đề này của các NXB khác sẽ bị loại bỏ dần trong những năm tới. Động thái này được cho là đi ngược với chính sách xã hội hóa SGK nhưng MOE vẫn thấy cần thiết bởi tầm quan trọng của các bộ môn này trong tổng thể chính sách toàn quốc.
Từ kinh nghiệm quốc tế và hoàn cảnh Việt Nam, chúng ta có thể triển khai một bộ sách Nhà nước nhưng phải tuân thủ nguyên tắc công bằng mà Nghị quyết 88 đã đề ra. Sự công bằng đó có thể đảm bảo bởi hai yếu tố:
Một là, tập trung vào các môn học đặc thù, cần sự hỗ trợ và phát triển trực tiếp từ Nhà nước. Không cạnh tranh trực tiếp ở các môn học mà các bộ sách xã hội triển khai thành công.
Hai là, tập trung biên soạn sách có tính thích ứng cao với các vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn, cả về giá sách lẫn phương pháp sư phạm.
Các môn học trọng điểm có thể chia làm hai loại chính: có tính xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân); có lượng người học không đáng kể (tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2). Với các môn Xã hội, để tránh cạnh tranh trực tiếp, sách Nhà nước chỉ nên tập trung vào các học liệu hàn lâm, kinh điển; cần chuyên gia đầu ngành phân tích, nhằm nêu bật hình ảnh quốc gia. Đây cũng là tài liệu tham khảo quý cho toàn thể giáo viên, dù dạy bộ sách nào.
Tính thích ứng cao với các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thể hiện ở các môn Khoa học tự nhiên và tiếng Anh bởi các môn này thường yêu cầu cơ sở vật chất lớn (phòng máy, phòng thí nghiệm, giáo trình nhập ngoại). Bộ sách Nhà nước phải chứa đựng các phương pháp sư phạm sáng tạo để truyền tải kiến thức với điều kiện vật chất hạn chế, từ đó cô và trò có thể yên tâm dựa hoàn toàn vào sách Nhà nước mà không cần thêm chi phí cho nguồn tài liệu nào nữa.
Quá trình chuyển đổi vai trò từ chính phủ sang xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa không bao giờ suôn sẻ và dễ dàng. Nó phụ thuộc vào sự tham gia cởi mở, sự hợp tác cùng nâng cấp nhau lên giữa hai bên. Các đề xuất trung dung để tận dụng nguồn lực của nhau là lựa chọn duy nhất lúc này của chúng ta.
Lang Minh
Đọc bài gốc tại đây.
Hà Nội - Sáng 1.10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể (bế mạc) Đại hội Công đoàn Viên chức Việt...
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM vừa có công văn khẩn yêu cầu các sở, ban ngành chức năng, cơ quan đơn vị liên quan, UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó đợt triều cường cuối tháng 9.
Tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học ngày 22-7, lần đầu tiên có đến 33 đại học tốp đầu Đài Loan sẽ cùng tham gia gặp gỡ, tư vấn cho học sinh.
Ngày 9/9, lãnh đạo UBND phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng vừa bàn giao thi thể người phụ nữ nhảy cầu Câu Lâu cho gia đình lo hậu sự. Khoảng 17h ngày 8/9, chị D.T.A. (38 tuổi, trú xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) đạp xe đạp tới giữa cầu Câu Lâu cũ (nối phường Điện Phương và thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) thì dừng lại. Sau đó, người phụ nữ này trèo qua lan can cầu rồi gieo mình xuống sông Thu...
Sau cú va chạm mạnh với xe tải trên Quốc lộ 70, một nam sinh 15 tuổi ngã ra đường và tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu.
TPHCM - Trường Đại học Mở TPHCM đã công bố điểm chuẩn theo các phương thức xét tuyển sớm năm 2024.
Sáng 26/8, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội công bố mức án đề nghị đối với 15 bị cáo trong vụ nâng khống giá cây xanh tại Hà Nội. Theo đó, bị cáo Bùi Văn Mận, cựu Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh bị đề nghị mức án từ 8 - 9 năm tù. Kiến ThứcCác mức án đề nghị trong vụ án “thổi giá” cây xanh Hà Nội1 Các bị cáo nghe mức án Viện kiểm sát đề nghị. Bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị đề nghị mức án từ 2 - 3 năm tù về tội...
Lợi dụng lúc vợ không có nhà, người cha dượng nhiều lần hiếp dâm con gái riêng của vợ mới 12 tuổi tới có thai.
TPHCM - Ngày 11.12, liên quan vụ cô gái lái ôtô tốc độ 140km/h trong khu dân cư ở TPHCM, Công an phường An Lợi Đông phối hợp Đội Cảnh...