Mỗi năm tốn hàng tỉ tống đạt trực tiếp, ngành tòa án nghiên cứu... 'tống đạt online'. Đó là một phần trong nội dung hội thảo do trường Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức.
Tại hội thảo, một thẩm phán đang công tác tại TP.HCM cho rằng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực từ 1-7-2016. Tuy nhiên, sau 7 năm ứng dụng, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được thực tiễn.
Vị này nêu ví dụ khi người dân đến nộp đơn khởi kiện dân sự, nộp đơn ly hôn vẫn phải đến trụ sở tòa án nộp đơn hoặc nộp qua đường bưu điện, chưa có quy định nào về việc nộp trực tuyến. Sau khi nhận đơn, tòa án phải mời người khởi kiện đến xử lý đơn kiện này. Nếu đủ điều kiện thụ lý, tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, thụ lý giải quyết.
Hiện nay chưa có quy định tống đạt online hay tống đạt qua phương tiện điện tử. Việc tống đạt vẫn thực hiện theo phương thức 'thủ công' như lần thứ nhất tòa án gửi giấy triệu tập qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, nếu đương sự không lên làm việc, cán bộ tòa án hoặc thừa phát lại phải trực tiếp đến nhà đương sự để tống đạt mới được coi là tống đạt hợp lệ. Nếu tòa án 2 lần tống đạt hợp lệ mà nguyên đơn không đến, tòa án mới được đình chỉ giải quyết vụ án, hoặc 2 lần tống đạt hợp lệ bị đơn không đến thì mới tiến hành xét xử vắng mặt.
"Hiện nay việc tống đạt gặp nhiều khó khăn khi đương sự thay đổi địa chỉ liên tục và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Pháp luật chưa quy định thủ tục tống đạt theo công nghệ 4.0, nhưng hiện nay ngành tòa án đang xây dựng mô hình tống đạt trực tuyến, sắp đưa vào ứng dụng song các chuyên gia vẫn còn băn khoăn" - thẩm phán này cho biết.
Theo đại biểu tham dự hội thảo, tòa án đang nghiên cứu giải pháp tống đạt trực tuyến bằng cách cấp cho email định danh, sau đó mời đương sự lên để lập biên bản về việc đương sự chọn hình thức tống đạt như thế nào. Từ đó, cán bộ tòa án sẽ chụp giấy triệu tập gửi qua email, Zalo, Viber… Khi đương sự xác nhận đã nhận được giấy triệu tập, tòa án có thể chụp hình đưa vào hồ sơ.
Bên cạnh đó, thông tin từ hội thảo cho hay kinh phí để thừa phát tống đạt các văn bản tố tụng như hiện nay là rất lớn, hằng năm tòa tốn hàng tỉ đồng. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến về việc xác minh, thu thập chứng cứ, mở phiên tòa trực tuyến.
Tại hội thảo, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng cần phải xem xét các vấn đề trên cơ sở đảm bảo đầy đủ quyền con người, quyền công dân.
Theo luật sư Hòa, ở Việt Nam hiện nay chưa thể xây dựng song song hệ thống tòa án truyền thống và hệ thống tòa án Internet, mà chỉ có thể chọn áp dụng công nghệ 4.0 vào một số công việc trong suốt quá trình tố tụng dân sự mà thôi.
Để xây dựng tòa án điện tử cần hạ tầng pháp lý, hạ tầng công nghệ phải đảm bảo. Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch rất chi tiết chứ không thể chung chung. Do đó, trước mắt có thể áp dụng công nghệ 4.0 vào từng công đoạn hoặc chọn áp dụng trong một số lĩnh vực chuyên biệt.
Luật sư Hòa cho rằng từ năm 2018, TAND tối cao đã mở cổng thông tin điện tử để người dân nộp đơn trực tuyến nhưng đến nay vẫn chưa thể nộp đơn vì thủ tục rất phức tạp.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý đến trình độ hiểu biết của người dân. Trên thế giới, cụ thể là tòa án Trung Quốc cho phép người dân lựa chọn hình thức trực tuyến hay trực tiếp. Nếu người dân chọn trực tiếp nhưng sau đó không sắp xếp được thì có thể chuyển sang hình thức trực tuyến.
"TAND TP.HCM có những thư ký rất hay, hỏi người dân rằng có đồng ý báo thư mời qua điện thoại hay không. Nếu đồng ý thì ghi vào biên bản và gửi qua. Sự đồng ý của người dân rất quan trọng, liên quan đến quyền nhân thân và tòa án cần linh hoạt trong quá trình thực hiện" - bà Hòa nói.
Tuy nhiên, luật sư cũng lưu ý rằng để xây dựng và áp dụng công nghệ 4.0 có thể sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống. Và đây cũng là vấn đề mà các tòa cần quan tâm.
Hà Nội - Nhiều sân bóng vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp yêu cầu dừng khai thác, cho thuê mặt bằng khu đất tại khu quy hoạch Công viên...
Gia đình Hinduja đã tịch thu hộ chiếu của người giúp việc, cấm họ đi ra ngoài và bắt làm việc tới 18 giờ một ngày. Họ còn cung cấp việc làm trái phép, đưa ra những phúc lợi y tế ít ỏi và chỉ trả 1/10 mức lương quy định cho những công việc như vậy ở Thụy Sĩ. Gia đình tỷ phú này nắm giữ tập đoàn đa quốc gia Hinduja Group với các hoạt động kinh doanh từ ngành vận tải, truyền hình đến cả ngân hàng. Gia đình Hinduja đứng đầu danh sách người giàu nhất...
Ngày 22.1, Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - đã thăm và trao quà...
Khi đi qua ngầm nước tràn thuộc thôn 1 (xã Đăk Hlơ, huyện Kbang, Gia Lai), H.L.N và em trai là H.T.Đ không may bị nước cuốn. Vụ việc khiến cả hai anh em tử vong.
TPHCM – Đêm Trung thu (ngày 29.9), rất đông người dân đổ xô về phố lồng đèn Lương Nhữ Học (Quận 5) tham quan và mua sắm khiến con phố...
Chiều 26.10, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an huyện Bình Giang vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng về...
Chỉ hơn 30 phút gây án, đối tượng dùng dao khống chế cướp xe máy đã bị công an bắt giữ.
TP Hồ Chí Minh - Hai vợ chồng tử vong bất thường ở phòng trọ với vết thương trên người được người dân phát hiện, báo lực lượng chức năng.
Ngày 10/11, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM bắt đầu xử phạt nguội xe chở hàng vi phạm tải trọng.