Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian mì Quảng.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian mì Quảng.
Quyết định yêu cầu chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục tại điều 1 quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thanh Hồng - giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Quảng Nam, cho biết tri thức dân gian mì Quảng là từ việc nghiên cứu, trồng nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm thô rồi áp dụng các tri thức dân gian, lưu truyền để cho ra sản phẩm mì Quảng là một ẩm thực đặc trưng của Quảng Nam.
"Từ việc trồng lúa, cho ra gạo, chế biến ra sợi mì, sử dụng nguồn nước, chọn các loại nhưng, gia vị.....đều cả là quá trình lưu truyền, truyền nghề và có yếu tố dân gian, yếu tố văn hóa bản địa trong đó mới tạo ra được tô mì Quảng chính hiệu của Quảng Nam" - ông Hồng giải thích.
Việc công nhận tri thức dân gian là rộng, gồm yếu tố văn hoá ẩm thực chứ không phải chỉ món ăn.
Theo ông, việc được đưa vào danh mục khẳng định giá trị văn hoá của tri thức dân gian nghề chế biến mì Quảng, qua đó tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn hoá ẩm thực mì Quảng.
Góp phần tôn vinh giá trị của sản phẩm ẩm thực đặc trưng của Quảng Nam nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển làng nghề, phát triển kinh tế.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, tháng 8-2023, UBND tỉnh Quảng Nam gửi công văn đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh này.
Quảng Nam cho rằng suốt từ nửa sau thế kỷ XV cho đến thời kỳ các chúa Nguyễn, vùng đất rộng lớn phương Nam với thổ nhưỡng phì nhiêu, sản vật phong phú nhưng còn thưa vắng bóng người đã trở thành "miền đất hứa" đối với cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bắc Bộ đang khao khát tạo lập một không gian sống mới.
Các thế hệ tiền nhân qua lao động cần cù, cải tạo, thích nghi với điều kiện tự nhiên trên vùng đất mới, dần dần đã định hình nên bản sắc, cốt cách con người xứ Quảng.
Một trong những biểu hiện rõ nét, sinh động của cốt cách ấy là đặc tính ẩm thực, mà mì Quảng là một minh chứng tiêu biểu. Nghề chế biến mì Quảng ở tỉnh hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng.
Mì Quảng theo bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở, sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu gì trên đường để dung nạp, tiếp biến, làm nên sự đa dạng, phong phú trong hương vị ẩm thực.
Đây chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian, món ăn hiếm hoi có thể "chiều" được tất cả các kiểu khách. Món ăn dân dã nhưng hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành, hệ tri thức dân gian của vùng đất Quảng Nam.
Được biết hiện nay mì Quảng có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Úc. Điều đó minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của món ăn này trong dòng chảy đa sắc màu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Chiều 4.7, Bệnh viện Nhi đồng 2 ( TP Hồ Chí Minh ) cho biết vừa tiếp nhận một số trường hợp trẻ bị rắn hổ mèo cắn , trong...
Ngoại hình em khá ưa nhìn, chiều cao hạn chế, tính tình vui vẻ, chung thủy, công việc ổn định.
Ngủ quên khi đột nhập vào nhà người dân, tên trộm sau đó bị gia chủ phát hiện và báo cảnh sát vì 'ngáy như sấm'.
Theo đoạn clip, một phụ nữ bán hàng rong ra giá 200.000 đồng/kg quả roi (mận) cho một vị khách nước ngoài.
Từ tháng 5/2023 đến nay, 9 chương trình biểu diễn nghệ thuật của Công ty Cổ phần Hạ Long Pacific được Sở Văn hóa và Thể thao chấp thuận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Quảng Ninh.
UBND TP Đà Lạt đề xuất mở phố đi bộ ban đêm có khu bán đặc sản bên hồ Xuân Hương.
Thấy lửa phừng phực ở vách nhà, bà Nguyễn Thị Láng, 73 tuổi, chỉ kịp ôm nồi cơm điện tháo chạy, tất cả của cải hơn 30 năm dành dụm cháy rụi.
Chương trình “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2023 tại Trường Sa là một điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi hành trình 10 năm Hội Sinh viên Việt Nam đưa sinh viên đi thăm, thực hiện loạt công trình, phần việc ý nghĩa tại các đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
100 tình nguyện viên là đoàn viên thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đã lên đường ra thành phố Hải Phòng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.