Hàng trăm người dân ở huyện Yên Thành gửi tiền tiết kiệm vào tiệm vàng để nhận lãi cao, nhưng không được trả tiền lãi lẫn gốc suốt 8 năm.
Hai tuần qua, hàng chục người dân thường xuyên tập trung trước cửa hàng vàng bạc Tám Nhâm của gia đình ông Nguyễn Vĩnh Tám, 54 tuổi, trú xã Công Thành, huyện Yên Thành, yêu cầu trả lại tiền tiết kiệm.
Bà Nguyệt, 64 tuổi, trú xã Mỹ Thành, kể đầu năm 2016 gia đình gửi 160 triệu đồng vào tiệm vàng Tám Nhâm với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 9,6% một năm. Bà được trao một "sổ tiết kiệm" màu vàng, đóng dấu đỏ của doanh nghiệp, ghi nội dung là "quỹ tiết kiệm", số tiền gửi, thời gian gửi, lãi suất, kỳ hạn... Chủ cơ sở cam kết "thủ tục đơn giản, rút lúc nào cũng được".
Vài tháng đầu tiên, bà Nguyệt nhận lãi suất đầy đủ, nhưng đến cuối năm 2016 thì không còn được trả lãi, do phía tiệm vàng phản hồi "gặp sự cố, bị mất khả năng thanh khoản". Bà nhiều lần đến gặp vợ chồng ông Tám xin trả lại số tiền gốc đã gửi, song không nhận được phản hồi tích cực.
"Lúc đó thấy lãi suất của tiệm vàng cao hơn ngân hàng khoảng 3% một năm nên vợ chồng đầu tư. Hơn nữa, rất nhiều người ở trong và ngoài xã gửi tiền vào, ai cũng tin tưởng mà không lường trước rủi ro", bà Nguyệt nói. 8 năm qua, gia đình bà gặp túng thiếu, lúc bệnh tật cũng phải đi vay tiền chữa trị do khoản tích góp đã gửi tiệm vàng hết.
Cũng tin vào hứa hẹn trả lãi suất cao, ông Thành, 72 tuổi, trú xã Mỹ Thành, cho biết đã gửi gần một tỷ đồng, nhận lại hai được "sổ tiết kiệm" cùng vài tháng tiền lãi từ tiệm vàng Tám Nhâm năm 2016. Khoản này do hai con ông đi xuất khẩu lao động gửi về nhờ bố mẹ giữ để sau này về nước xây nhà.
"Tám với tôi có quan hệ họ hàng. Lúc tiệm vàng thông báo mất khả năng thanh khoản, tôi yêu cầu trả tiền gốc và được thanh toán khoảng 200 triệu đồng. Hiện còn hơn 700 triệu đồng trong hai sổ tiết kiệm không biết khi nào có thể nhận lại. Gia đình bất hòa, lục đục từ việc này", ông Thành kể.
Ông Nguyễn Vĩnh Tám, chủ tiệm vàng Tám Nhâm, giải thích trước đây làm kinh doanh đa ngành, tích góp được hàng chục tỷ đồng, mở tiệm vàng đầu năm 2016. Sau đó nhiều người dân thấy ông làm ăn uy tín nên gửi tiền lấy lãi, do lãi suất mà doanh nghiệp đưa ra cao hơn ngân hàng, chênh lệch khoảng 3% một năm.
Ông Tám xác nhận hàng trăm người ở huyện Yên Thành đã gửi hơn 33 tỷ đồng vào tiệm vàng để lấy lãi, người ít vài chục triệu đồng, người nhiều cả tỷ. Doanh nghiệp sau đó cấp cho khách hàng "sổ tiết kiệm", mục đích "để cho đẹp, tăng sự uy tín, chứ không lừa gì ai".
"Tháng 10/2016, doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản, do nhiều cá nhân và công ty vay tiền của gia đình tôi đầu tư song bị vỡ nợ hàng chục tỷ đồng. Tám năm qua vợ chồng đã bán tài sản, đất đai lấy tiền hoàn trả gần 23 tỷ đồng cho 196 người từng gửi tiết kiệm vào tiệm vàng (đạt 80%)", ông Tám nói.
Hiện còn hơn 100 người bị tiệm vàng nợ hơn 9 tỷ đồng. Theo ông Tám, nhiều năm qua chủ nợ tạo điều kiện để gia đình làm ăn trả dần. Tuy nhiên, gần đây có dự án làm đường, gia đình được đền bù hơn 100 triệu đồng, song nhiều người tung tin là ông nhận tiền tỷ rồi đầu tư mở showroom ôtô nên tập trung đòi tiền.
"8 năm kể từ khi xảy ra sự cố, tiệm vàng vẫn hoạt động song không đạt doanh thu tốt như xưa. Hiện nay tôi có 70 con nợ, đang khởi kiện nhiều người để đòi lại tiền. Nếu người dân thông cảm và hợp tác để tôi đấu tranh đòi nợ thì khoản tiết kiệm hơn 9 tỷ đồng chưa thanh toán trả nửa năm là trả xong", ông Tám cho hay.
Lãnh đạo xã Công Thành cho biết việc nợ nần giữa ông Tám và khách hàng kéo dài nhiều năm qua, gần đây nhiều người dân tập trung đông tại tiệm vàng để đòi tiền do nghĩ gia đình chủ tiệm vàng vẫn còn nhiều tài sản đứng tên chính chủ. Xã đã cử các lực lượng giám sát, tránh gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An, Tám Nhâm không được cấp phép trong hoạt động ngân hàng, việc doanh nghiệp phát hành sổ tiết kiệm và huy động tiền gửi trong dân là không đúng quy định.
Công an huyện Yên Thành cho hay đã tiếp nhận đơn tố cáo của nhiều người dân và đang xác minh, phân loại xử lý theo thẩm quyền.
Khoản 2, điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
*Tên nạn nhân đã thay đổi.
Ngày 16/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai thông tin, lực lượng chức năng đã bắt được cặp vợ chồng gồm Trần Thanh Bình (SN 1972) và Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (SN 1979) sau khi trốn truy nã từ cuối năm 2023. Hai kẻ này bị bắt vì hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo cơ quan điều tra, năm 2018, thông qua mạng xã hội, Bình và Nguyệt đã đặt làm giả 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền...
Hà Nội - Thấy anh L không phải chủ nợ song gọi điện thoại đòi tiền mình, Đỗ Duy Hằng bực tức, đâm nạn nhân nhiều nhát, rồi trốn truy...
Ngày 17/6, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp đồng chí Phó Tự Ứng, Ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân đại) toàn quốc, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ năm 2023, lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được tổ chức từ ngày 15/8.
Ngày 22.5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024.
Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 20 năm tù đối với Lê An Lâm (32 tuổi, ngụ phường Thới An, quận Ô Môn, Cần Thơ).
Ngày 10/6, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, Công an huyện Bắc Sơn đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Đàm (53 tuổi, ở xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn) để điều tra về hành vi giết người. Theo cơ quan chức năng, đầu năm 2022, Đàm mua nợ phân bón của bà Đ.T.T. (41 tuổi) số tiền 6 triệu đồng tiền hàng. Sau đó, đối tượng vay thêm bà T. 4 triệu đồng tiền mặt. Chiều 9/6, bà T. đến nhà Đàm để đòi nợ. Tại đây, 2 người mâu thuẫn. Đàm lấy dao đâm liên tục vào vùng...
Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an (INTERPOL Việt Nam) đã tổ chức lễ bàn giao đối tượng truy nã Nguyễn Văn Tấn (vừa được tiếp nhận và dẫn giải từ Hàn Quốc về Việt Nam) cho Công an tỉnh Bắc Giang để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Bích Liên, Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bình Thuận.