Mãi là sao sáng dẫn đường

04:50 18/11/2023

TP - 15 năm gắn bó với mái nhà Tiền Phong, cũng là ngần ấy năm tôi bén duyên với người lính Quân đội nhân dân Việt Nam. Những lần đến với đội quân “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” ấy, tôi đã trưởng thành hơn và học hỏi được nhiều điều quý báu.

Can trường lính biển

Chủ quyền Tổ quốc thân yêu luôn là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm đối với mỗi con dân Việt. Và điều này được minh chứng một cách sâu sắc qua tinh thần và ý chí của anh Bộ đội Cụ Hồ.

Tháng 4/2023, trong chuyến thăm lại quần đảo Trường Sa sau gần 13 năm trên tàu Hải quân mang tên Trường Sa 571, ngoài sự lớn mạnh, chính quy từ cơ sở vật chất bề thế, khang trang và vũ khí trang bị hiện đại hơn ngày trước, tâm sự những người lính giữ đảo và nhà giàn DK1 thêm một lần khiến tôi vững tin về chủ quyền biển đảo quê hương bởi có những người lính kiên gan bền chí giữa điệp trùng sóng nước.

Đội hình của Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Quảng Trị) tuần tra bảo vệ chủ quyền, không để Tổ quốc bị bất ngờ. Ảnh: Nguyễn Minh

Đội hình của Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Quảng Trị) tuần tra bảo vệ chủ quyền, không để Tổ quốc bị bất ngờ. Ảnh: Nguyễn Minh

Nhập ngũ tháng 2/2022 và đang đóng quân ở đảo Sinh Tồn Đông, Trung sĩ Nguyễn Hữu Thắng (SN 1998, quê ở Quy Nhơn, Bình Định) tâm sự, cánh lính đảo luôn háo hức mỗi khi nghe tin có đoàn từ đất liền ra thăm và xem đây là “liều doping” quý giá để họ dâng hiến sức trẻ cho quê hương. Thắng chia sẻ: “Chúng tôi đến từ nhiều miền quê khác nhau, có người muốn gắn bó lâu dài trong quân ngũ, người thì dự định sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự sẽ trở về nhà cưới vợ, sinh con, song tất cả đều chung suy nghĩ phải bảo vệ bằng được những hòn đảo thân yêu mà chúng ta đang đóng giữ ở Trường Sa”.

Cũng trên chuyến đi này, tôi gặp lại người quen là Thiếu tá Đoàn Văn Duân - Chính trị viên Hải đội 411 thuộc Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân (Hải đội 411 là đơn vị trực tiếp quản lý tàu Trường Sa 571). Đã tham gia đưa đón nhiều đoàn ra thăm Trường Sa và nhà giàn DK1, với Thiếu tá Duân, cảm xúc đặc biệt nhất là khi tàu chở các đại biểu chuẩn bị rời cầu cảng đảo Trường Sa luôn để lại trong anh những cảm xúc khó phai mờ. Thời khắc ấy, những bài hát được cất lên từ đáy lòng người giữ đảo và người trở lại đất liền, những lời chia tay nghẹn ngào trong nước mắt cùng những cái ôm rất chặt - cái ôm của đất liền và biển đảo thân yêu…

Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái - nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân truyền lửa bảo vệ Tổ quốc cho chiến sĩ Trường Sa, tháng 4/2023.

Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái - nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân truyền lửa bảo vệ Tổ quốc cho chiến sĩ Trường Sa, tháng 4/2023.

Thiếu tá Duân kể với tôi rằng, hình ảnh những chiếc khăn tay đẫm nước mắt và những cái vẫy tay chào người ở lại trong mỗi lần đưa đoàn tới Trường Sa chính là động lực để anh cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc mình, cho đồng bào mình và cho những đồng đội đang ngày đêm can trường giữ chủ quyền nơi biên giới, hải đảo.

Dấn thân vì đồng bào

Còn nhớ, quãng thời gian đại dịch COVID-19 xâm nhập và bùng phát tại Việt Nam, nhờ sự ưu ái thân tình của các đơn vị nhà binh, tôi là một trong số ít các nhà báo ngoài Quân đội được tạo điều kiện thâm nhập nhiều điểm nóng phòng chống dịch do bộ đội đảm trách.

Lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu tiễn nữ quân nhân thuộc Đội Công binh số 2 đi thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, tháng 8/2023

Lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu tiễn nữ quân nhân thuộc Đội Công binh số 2 đi thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, tháng 8/2023

Thường ngày, các đơn vị Quân đội vốn nổi tiếng về sự nghiêm cẩn, chính quy, thế nên, khi thực hiện nhiệm vụ chống “giặc COVID”, điều này cũng chính là một lợi thế rất lớn để góp phần khắc chế đại dịch. Từ cánh lính biên phòng chốt chặn trên các tuyến biên giới phên dậu cho đến những đội hình quân y xung phong vào Nam chi viện dập dịch hay các đoàn xe đặc chủng của bộ đội hóa học miệt mài tiêu tẩy mầm bệnh tại các bệnh viện, khu dân cư cùng những tổ đội tận tâm phục vụ trong các khu cách ly… Hình ảnh người lính Cụ Hồ “vì nhân dân quên mình” đã hiện hữu thân thương, khiến mọi người xúc động và cảm phục cao độ.

Gặp những người lính trong thời điểm ấy, tôi càng hiểu thêm về sự chịu đựng và hy sinh của họ để đất nước và đồng bào được bình yên, trong khi bản thân họ chấp nhận xa tổ ấm gia đình yêu thương. Đã có không ít quân nhân phải chịu tang, vái vọng người thân từ những chốt tiền tiêu trên biên giới và trong các doanh trại bởi lệnh cấm trại “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Trong chuyến tác nghiệp trên tuyến biên phòng Quảng Ninh đầu năm 2020, phẩm cách người lính chịu đựng sương gió và luôn lạc quan qua lời tâm sự của Trung tá quân nhân chuyên nghiệp Bùi Văn Bách (nhân viên Đội vũ trang Đồn Biên phòng Bắc Sơn) khiến tôi nhớ mãi.

Chiến sĩ phòng hóa khử trùng, tiêu độc COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, tối 28/3/2020. Ảnh: Nguyễn Minh

Chiến sĩ phòng hóa khử trùng, tiêu độc COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, tối 28/3/2020. Ảnh: Nguyễn Minh

Thời gian đó, Trung tá Bách đang cùng đồng đội và các học viên tăng cường từ Học viện Biên phòng cắm chốt tại chiếc lán dã chiến trên đỉnh đồi trống trải, thời tiết mưa gió triền miên và lạnh thấu xương, không ít lần lán bị hỏng. Thế nhưng, anh vẫn tự an ủi rằng: “Chúng tôi vẫn sướng chán, nhiều điểm khác trên tuyến biên giới phía Bắc anh em còn không có chòi để ở, trên người độc bộ quân phục và manh áo mưa quân trang. Mùa hè còn đỡ, mùa này thì vô cùng khắc nghiệt. Ở sát bờ sông anh em dựng tạm cái lán như lều vịt, cũng phải thức cả đêm trực. Dù vất vả nhưng lính chúng tôi quen rồi”.

Tô thắm hình ảnh đất nước

Hết lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, đội quân mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam ấy còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đùm bọc, sẻ chia và nghĩa cử quốc tế cao cả.

Đầu tháng 2/2023, khi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu thảm họa động đất gây tổn thất rất lớn về nhân mạng và tài sản, đội hình gần 80 quân nhân Việt Nam thuộc nhiều đơn vị của Bộ Quốc phòng đã tức tốc lên đường tới tâm chấn động đất để giúp đỡ chính quyền và người dân ở đây. Đây cũng được xem là cuộc cứu hộ chưa từng có tiền lệ của nhiều đơn vị Quân đội, trong đó có lực lượng công binh.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước, Thiếu tá Lê Đức Tài - Phó Tiểu đoàn trưởng kỹ thuật Tiểu đoàn Công binh 93 thuộc Bộ Tham mưu Binh chủng Công binh, kể lại với tôi nhiều câu chuyện xúc động về tình người không biên giới giữa người lính Việt Nam và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Anh và đồng đội không thể nào quên hình ảnh người dân và lực lượng cứu hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt tay lên ngực trái mỗi khi đoàn Việt Nam và lực lượng cứu hộ quốc tế đi qua, bởi họ như muốn nói lời cảm ơn bằng tất cả trái tim của mình.

Thực hiện sách lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, ngay từ năm 2014, Bộ Quốc phòng đã cử những sĩ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ). Đến nay, đã có gần 800 lượt quân nhân Việt Nam cống hiến trong lực lượng mũ nồi xanh tại 3 phái bộ ở Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, khu vực Abyei và Trụ sở LHQ. Ngoài những điều đáng tự hào về quân phong, quân kỷ, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được LHQ và Bộ Quốc phòng tin tưởng giao phó, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam còn để lại dấu ấn sâu đậm tại châu Phi xa xôi bởi sự sẻ chia nhân văn đối với người dân bản địa.

Trong quá trình đến với anh Bộ đội Cụ Hồ và viết về họ, tôi được họ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin tốt đẹp về cuộc sống và công việc, như hai câu thơ trong bài thơ “Núi đôi” của nhà thơ Vũ Cao: Anh đi bộ đội, sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường.

Lý giải về điều này, Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga - Phó trưởng Phòng hợp tác quốc tế thuộc Cục GGHB Việt Nam (Thượng tá Hằng Nga là nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên đảm nhiệm vai trò sĩ quan tham mưu phụ trách theo dõi các hoạt động quân sự tại Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan vào năm 2018) cho biết, bộ đội Việt Nam đã coi những người dân ở đây như là người thân của mình và giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống một cách rõ rệt, nên mỗi khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ công tác, từ người già cho đến các em nhỏ đều quyến luyến không rời, có người dân còn bật khóc…

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Khởi tố 2 cha con vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận do người 16 tuổi điều khiển

Khởi tố 2 cha con vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận do người 16 tuổi điều khiển

18:30 13/10/2023

Chiều ngày 13/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can đối ông Nguyễn Chơn Tiên (41 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với N.C.H (16 tuổi, con trai bị can Nguyễn Chơn Tiên) về hành vi vi...

Biển nào báo hiệu hướng đi thẳng phải theo?

Biển nào báo hiệu hướng đi thẳng phải theo?

07:20 16/10/2023

Đâu là biển báo hiệu hướng đi thẳng phải theo? A Biển 1 Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển số R.301a mang ý nghĩa các xe chỉ được đi thẳng (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Khi đặt biển số R.301a ở trước nơi đường giao nhau thì hiệu lực tác dụng của biển là ở phạm vi khu vực nơi đường giao nhau phía sau biển tức là cấm xe rẽ phải hay rẽ trái. Nếu biển đặt ở sau nơi đường giao nhau (bắt đầu vào đoạn đường phố) thì hiệu lực tác dụng...

'Thiên la địa võng' tàn sát chim hoang dã ngay giữa Thủ đô

'Thiên la địa võng' tàn sát chim hoang dã ngay giữa Thủ đô

07:20 02/09/2023

Như Báo Lao Động đã phản ánh, tình trạng săn bắt chim hoang dã diễn ra công khai tại nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô, đến mức, các...

Nghệ An: Cháy ngùn ngụt tại nhà máy gỗ dăm ở Khu công nghiệp Nam Cấm

Nghệ An: Cháy ngùn ngụt tại nhà máy gỗ dăm ở Khu công nghiệp Nam Cấm

11:30 18/11/2023

Khoảng 10h ngày 18/11, nhà máy gỗ dăm ở Khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An) bốc cháy dữ dội, cột khói lên cao hàng trăm mét. Ngay khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng cảnh sát PCCC Công an Nghệ An đã huy động hàng chục xe chữa cháy và hàng trăm cán bộ chiến sỹ đến hiện trường để dập lửa. Tuy nhiên do nguyên liệu là gỗ dăm nên ngọn lửa lan nhanh, gây khó khăn trong công tác chữa cháy. Trả lời VTC News, một lãnh đạo huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết,...

Một thôn ở Lâm Đồng bị 'bó cứng' vì vướng 4 quy hoạch

Một thôn ở Lâm Đồng bị 'bó cứng' vì vướng 4 quy hoạch

08:40 26/09/2024

Thôn Tân Bình (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) với 200 hộ dân loay hoay trong 10 năm qua khi đời sống bị ảnh hưởng quá nặng nề vì vướng 4 quy hoạch.

Hiệu quả các phong trào thi đua của công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình

Hiệu quả các phong trào thi đua của công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình

22:00 17/05/2023

Chiều ngày 17.5, Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Phân cấp, ủy quyền ở Hà Nội không phải bắt các quận huyện 'mặc một áo giống nhau'

Phân cấp, ủy quyền ở Hà Nội không phải bắt các quận huyện 'mặc một áo giống nhau'

19:30 05/07/2023

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, việc phân cấp, ủy quyền không phải bắt các quận huyện 'mặc một áo giống nhau'...

Cục Đăng kiểm tiếp nhận 50 cán bộ, chiến sĩ đăng kiểm CSGT

Cục Đăng kiểm tiếp nhận 50 cán bộ, chiến sĩ đăng kiểm CSGT

16:00 11/03/2023

Sáng 11/3, tại Hà Nội, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiếp nhận bàn giao 30 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông để phân bổ về các trung tâm đăng kiểm, giải quyết tình trạng ùn ứ các phương tiện trên địa bàn.

Đà Nẵng thành lập nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở các lớp mầm non độc lập

Đà Nẵng thành lập nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở các lớp mầm non độc lập

04:40 28/06/2024

Liên đoàn Lao động quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng ) đã công bố thành lập 9 nghiệp đoàn cơ sở (NĐCS), công đoàn cơ sở (CĐCS) các lớp mầm...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới