Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 4: Tình yêu mặn mòi

07:40 23/07/2024

TP - “Đến một ngày, anh ấy nắm tay tôi và nói: Bà cưới tôi nhé. Tôi tàn nhưng không phế, tôi vẫn còn đôi tay để sửa chữa điện tử kiếm kế sinh nhai”, bà Phương, vợ thương binh Phạm Hồng Tư nhớ lại.

Nơi gặp gỡ yêu thương

Những dáng người xiêu vẹo nửa nằm, nửa ngồi trên chiếc xe lăn thấp thoáng phía trong khuôn viên là hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp tại của Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Trung tâm). Bác sỹ Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Trung tâm đón chúng tôi bằng cái nắm tay thật chặt. Anh Hương bảo, cơn mưa rào sáng nay xua tan nắng nóng mấy ngày qua nên các bác, các chú tranh thủ ra hóng mát.

Tiền Phong Thương binh Phạm Hồng Tư bên góc nhỏ sửa chữa điện tử 1

Thương binh Phạm Hồng Tư bên góc nhỏ sửa chữa điện tử

Vừa dẫn chúng tôi qua khu chăm sóc thương binh, bác sỹ Nguyễn Văn Hương vừa giới thiệu, 90% số thương binh tại đây bị vết thương cột sống, đa phần gây liệt nửa người, phải gắn phần đời còn lại của mình với chiếc xe lăn. “Nhưng ở Trung tâm tràn đầy mạch sống, sự đồng cảm, tình yêu thương. Chẳng thế mà Trung tâm có nhiều cặp thương binh, hộ lý, cấp dưỡng nên duyên vợ chồng từ tình yêu thương đó như thương binh Nguyễn Văn Yểng (quê Hà Nội) có vợ là cô Nguyễn Thị Lịch; thương binh Ngô Văn Thịnh và vợ là Nguyễn Thị Bình hay thương binh Nguyễn Văn Phức với cô Nguyễn Thị Hà, cặp vợ chồng bác Phạm Hồng Tư (quê Phú Thọ) và hộ lý Phương… Tất cả những người vợ trên đều là người hộ lý, giúp việc ở Trung tâm”, bác sỹ Hương nói.

Anh Hương dẫn chúng tôi ghé căn hộ nhỏ trong khu gia đình cạnh Trung tâm thăm vợ chồng ông Nguyễn Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Thanh Phương. Căn hộ có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp được trang bị khá đầy đủ, từ quạt, điều hòa, tivi, tủ quần áo và bàn ăn. Ông Tư còn dành riêng một phần của căn phòng để sửa đồ điện tử. “Mấy năm trước, tôi còn dạy thêm cho các chú ở đây nghề sửa chữa điện tử. Hai năm nay, người yếu hơn rồi nên ai nhờ thì mình sửa thôi”, ông Tư vào chuyện.

Thương binh Phạm Hồng Tư sinh năm 1955 quê Đoan Hùng, Phú Thọ. Tháng 2/1975 ông tòng quân và được biên chế vào đơn vị C17, E48, F320 thuộc Quân đoàn 3 để tham gia chiến đấu tại mặt trận phía Nam. Sau khi Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đơn vị ông được điều chuyển về biên giới phía Tây Nam làm nhiệm vụ. Những trận đánh nhỏ, du kích xảy ra hàng ngày nhưng mức độ ác liệt, căng thẳng không kém. “Có trận xảy ra giữa tháng 2/1978, Trung đội của tôi bị bao vây, mất liên lạc, anh em hy sinh nhiều, chúng tôi nằm gọn trong vòng vây địch. Vì biết địch có ý định bắt sống nên chúng tôi quyết đánh từ sáng đến tối. Lợi dụng trời tối, chúng tôi mới thoát được vòng vây”, ông Tư nhớ lại.

Nhưng đến năm 1979, khi quay trở lại rà phá, gỡ mìn để tìm đồng đội đưa về, ông lại bị thương nặng. “Lúc đó, đơn vị chuẩn bị chuyển về Bắc thì chúng tôi nhận lệnh quay lại các khu vực chiến đấu tìm đồng đội hy sinh. Trong đoàn tìm kiếm, có người vướng phải mìn. Sau tiếng nổ, tôi còn hô lên: Bị cụt chân rồi. Nhưng sau đó tỉnh lại tôi mới biết, mình bị thương vào lưng, liệt hai chân, mất hết cảm giác ở chi dưới. Còn hai người đi sau bị thương nhẹ. Tôi được đưa về bệnh viện địa phương điều trị đến năm 1981 rồi chuyển ra Bắc an dưỡng và về điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành này”, ông Tư kể.

Tổ ấm

Ông Tư chia sẻ, khi về Bắc, ông nhớ ở quê nhà Phú Thọ vẫn có người yêu hẹn ngày về tái ngộ. Nhưng, lúc đó bị thương tật nặng, bản thân còn không tự lo được nên ông đành khước từ và chuyển về sống hẳn ở Trung tâm. Đến năm 1984, sau một thời gian rèn luyện, được các y bác sỹ tại Trung tâm chăm sóc chu đáo, sức khỏe ngày một bình phục, lại thấy anh em trong Trung tâm cũng lập gia đình nên ông noi theo.

Tiền Phong Vợ chồng thương binh Phạm Hồng Tư 1

Vợ chồng thương binh Phạm Hồng Tư

“Tôi vẫn có thể sửa chữa điện dân dụng và tham gia hỗ trợ cho những người xung quanh như một cách rèn luyện sức khỏe và trí não. Tôi vẫn đi thăm hỏi bạn bè, rồi làm quen với vợ tôi khi đó đang công tác tại Trung tâm. Trò chuyện hàng ngày, lâu dần nảy sinh tình cảm, rồi tìm hiểu nhau và quyết định xây dựng gia đình. Tôi và nhà tôi đã thống nhất với nhau, dù có chuyện gì xảy ra vẫn ở với nhau trọn đời”, ông Tư nói.

“Tôi sửa được nhiều thứ, cả những đồ điện phức tạp như lò vi sóng, kính, đồng hồ. Đó là do may mắn trong quãng đời phục vụ quân đội, tôi được quan tâm cho đi học kể từ lúc huấn luyện, rồi cả đọc bản vẽ, xây dựng cầu cống, ông đều được học qua và làm được. Về đây, tôi còn dạy nghề cho các chú ở đây nữa. Và tất nhiên, đi đâu phải có vợ, gọi vui là “trợ lý” riêng”. Thương binh Phạm Hồng Tư

Đứng cạnh ông là người vợ đầu ấp tay gối, bà Nguyễn Thị Thanh Phương. Bà Phương là người Khoái Châu, Hưng Yên, là người phục vụ, giúp đỡ những thương binh đang an dưỡng và điều trị tại Trung tâm này. “Năm 1981, tôi được tuyển vào Trung tâm để chăm sóc Thương binh, công việc là phục vụ, giúp đỡ những người bị thương tật trở về”, bà Phương bắt đầu câu chuyện.

Hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, rồi hàng năm chăm sóc cho ông Tư, sự chia sẻ từ bàn tay người phụ nữ cứ lớn dần lên. “Đến một ngày, anh ấy nắm tay tôi và nói: Bà cưới tôi nhé. Tôi tàn nhưng không phế, tôi vẫn còn đôi tay để sửa chữa điện tử kiếm kế sinh nhai”, bà Phương nhớ lại. Ban đầu, bố mẹ bà ngăn cản, nhưng thấy tình cảm chân thật của cả hai nên nên các cụ chấp thuận.

Nhớ lại những ngày đầu về thăm quê vợ, ông Tư kể, đó là lần ông Tư tự điều khiển xe lăn từ Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành để về thăm bố mẹ người yêu tại xã Chí Tân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Quãng đường đi gần 40km nhưng ông Tư vừa đi vừa giật cần gạt để xe lăn chạy. Phía bên cạnh là cô Phương đạp xe, qua hơn nửa ngày đường họ đã về đến đích. “Gia đình thì ở xa, bố mẹ đã già nên tôi tự mình đi hỏi vợ, rồi tự làm mọi việc. Tôi trình bày hoàn cảnh gia đình mình, bố mẹ vợ thấy tôi chân thành, cảm thông rồi cũng đồng ý cho chúng tôi qua lại”, ông Tư kể.

Và năm 1984, một đám cưới nhỏ được tổ chức trong chính khuôn viên của Trung tâm này. Sáu năm sau, cậu nhóc của vợ chồng Tư - Phương chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của 2 vợ chồng và của cả những người ở Trung tâm. Nhiều năm nay, thương binh Phạm Hồng Tư nhận sửa chữa đồ điện tử tại nhà để góp thêm vào kinh tế gia đình. Vợ chồng ông Tư có một con trai, hiện có việc làm ổn định tại Tập đoàn Viễn thông Viettel. Ngồi cạnh chồng mình, bà Phương chia sẻ, động lực yêu và lấy người thương binh mất gần hết sức khỏe là sự cảm thông và yêu mến nên quyết định gắn bó với nhau. Đến nay gia đình nhỏ vững chãi này được xây dựng bằng tình cảm của những con người đồng cảm, thương yêu hơn 30 năm.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm
Đề nghị dừng lưu hành vật phẩm có hình ảnh “cờ vàng” tại Australia

Đề nghị dừng lưu hành vật phẩm có hình ảnh “cờ vàng” tại Australia

15:00 04/05/2023

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc một số vật phẩm phát hành tại Australia có hình ảnh “cờ vàng.”

Công đoàn ngành Y tế Đà Nẵng khánh thành khu vui chơi cho bệnh nhi

Công đoàn ngành Y tế Đà Nẵng khánh thành khu vui chơi cho bệnh nhi

23:50 22/12/2023

Chiều 22.12, Công đoàn ngành Y tế Đà Nẵng đã khánh thành công trình khu vui chơi cho bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.

Nóng Sài Gòn: 63 người bị tạm giữ do dương tính ma túy ở quán karaoke

Nóng Sài Gòn: 63 người bị tạm giữ do dương tính ma túy ở quán karaoke

19:30 03/05/2023

Tạm giữ 63 người dương tính ma túy ở quán karaoke tại Bình Dương; Thiếu niên 14 tuổi lần thứ 3 trộm ôtô, lái xe bỏ chạy rồi gây tai nạn; Nhiều...

Sông Sa Lung 'chết' vì ô nhiễm

Sông Sa Lung 'chết' vì ô nhiễm

18:00 19/10/2023

Trong 10 ngày giữa tháng 9-2023, 619 hộ nuôi tôm tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đồng loạt gửi đơn kêu cứu nước sông Sa Lung bị ô nhiễm do xả thải.

Ban Bí thư bổ nhiệm Trợ lý của Tổng Bí thư, chỉ định, chuẩn y nhân sự 3 tỉnh

Ban Bí thư bổ nhiệm Trợ lý của Tổng Bí thư, chỉ định, chuẩn y nhân sự 3 tỉnh

08:10 09/09/2024

Tuần qua (từ ngày 2-8/9), Văn phòng Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thái Nguyên, Tỉnh ủy Hải Dương, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Lập 5 trung tâm đăng kiểm chung chi hằng tháng cho lãnh đạo Cục

Lập 5 trung tâm đăng kiểm chung chi hằng tháng cho lãnh đạo Cục

07:10 30/03/2024

TP - Trong đại án đăng kiểm với 254 bị can mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đề nghị truy tố, đáng chú ý có bị can Trần Lập Nghĩa (sinh năm 1975, quê Sóc Trăng). Ông Nghĩa nhiều lần đưa tiền cho lãnh đạo Cục Đăng kiểm nhưng trong quá trình giải quyết vụ án đã chủ động tố giác hành vi phạm tội này trước khi bị phát giác nên không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ…

Tàng trữ 5 con hổ chết, cấp đông

Tàng trữ 5 con hổ chết, cấp đông

12:10 27/12/2023

Kiểm tra tại nhà của một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, lực lượng công an phát hiện 5 con hổ đã chết đang được cấp đông.

Cầu Rạch Miễu bớt kẹt xe hơn

Cầu Rạch Miễu bớt kẹt xe hơn

20:50 03/09/2024

Cảnh sát giao thông hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã phối hợp nhịp nhàng, chặn một chiều, xả một chiều để giải phóng nhanh lượng xe ùn ứ, nhờ đó giải quyết được tình trạng kẹt xe cầu Rạch Miễu trong dịp lễ 2-9.

Bản tin 8H: Bổ nhiệm Chánh Văn phòng giữ chức Giám đốc Sở

Bản tin 8H: Bổ nhiệm Chánh Văn phòng giữ chức Giám đốc Sở

08:10 18/07/2024

Ông Trần Văn Trung, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới