Lý do Trung Quốc ngần ngại can thiệp khủng hoảng Biển Đỏ

00:20 22/01/2024

Các vụ tập kích của Houthi ở Biển Đỏ đang đe dọa lợi ích quốc gia Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh ngần ngại can thiệp vì nguồn lực hạn chế và quan điểm trung lập.

"Các vụ tấn công bằng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) của Houthi nhắm vào tàu hàng trên Biển Đỏ gây tổn hại cho Trung Quốc, nên chúng tôi hoan nghênh họ đóng vai trò mang tính xây dựng trong ngăn chặn những hành động đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cuối tháng trước nói.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị sau đó, giữa Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken kêu gọi Bắc Kinh tham gia hỗ trợ liên minh hải quân quốc tế bảo vệ tàu hàng đi qua Biển Đỏ, bởi các vụ tấn công của Houthi là "mối đe dọa không thể chấp nhận được với an ninh hàng hải và luật pháp quốc tế".

Nhưng Trung Quốc tới nay không mặn mà với ý tưởng tham gia liên minh Bảo vệ Thịnh vượng do Mỹ dẫn đầu, dù ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh "lo ngại sâu sắc khi tình hình Biển Đỏ leo thang nghiêm trọng". "Chúng tôi kêu gọi ngừng mọi hành động quấy rối và tấn công tàu dân sự, duy trì dòng chảy thông suốt của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu cũng như trật tự thương mại quốc tế", ông Vương nói hôm 14/1, giữa chuyến thăm Ai Cập.

Ông không trực tiếp đề cập đến Houthi, lực lượng vũ trang đang kiểm soát lãnh thổ rộng lớn tại Yemen, nhưng nhấn mạnh "tất cả các bên" cần hợp tác duy trì an toàn trên Biển Đỏ theo luật pháp quốc tế.

Bất ổn trên vùng biển chiến lược này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với lợi ích thương mại dài hạn của Trung Quốc tại khu vực, theo Ahmed Aboudouh, chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi thuộc Viện Chatham House của Anh.

Biển Đỏ và kênh đào Suez là mảnh ghép quan trọng đối với chuỗi cung ứng hàng hóa Trung Quốc sang thị trường châu Âu. Bắc Kinh đã đầu tư hàng chục tỷ USD cho Ai Cập, nước quản lý kênh đào Suez, trong các lĩnh vực hạ tầng, giao thông và năng lượng, theo Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI).

Trước khi chiến sự Israel - Hamas bùng nổ, các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã cam kết đầu tư hơn 20 tỷ USD cho hàng loạt dự án dọc theo kênh đào Suez. Trung Quốc gần đây còn chấp thuận nới hạn mức cho vay 3,1 tỷ USD với Ai Cập, theo Ngân hàng Thế giới (WB).

COSCO, hãng vận tải biển quốc doanh của Trung Quốc, từ ngày 7/1 phải tạm ngừng mọi dịch vụ qua Israel vì lo ngại an ninh. Doanh nghiệp này vào tháng 3/2023 đã đầu tư một tỷ USD vào hạ tầng cảng biển Ai Cập. COSCO cùng CK Hutchison, tập đoàn đầu tư cảng biển có trụ sở chính tại Hong Kong, vào năm ngoái còn công bố kế hoạch 700 triệu USD để xây hai cảng container mới ở Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

Vào tháng 10/2023, Khu Kinh tế Kênh đào Suez của Ai Cập nhận đầu tư 6,75 tỷ USD từ tập đoàn nhà nước China Energy (CEEC) và 8 tỷ USD từ tập đoàn United Energy ở Hong Kong.

Các vụ tập kích tàu hàng với tần suất ngày càng dồn dập ở Biển Đỏ có thể khiến nhà đầu tư Trung Quốc lo ngại, đặc biệt khi họ đã bỏ ra số tiền không nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) kết nối giao thương Á - Âu.

Trung Quốc cũng đang nhập khẩu khoảng nửa số dầu của mình từ Trung Đông, cũng như xuất khẩu tới Liên minh châu Âu còn nhiều hơn cả Mỹ. Phần lớn những chuyến hàng này đều được vận chuyển qua Biển Đỏ.

Cuộc khủng hoảng trên Biển Đỏ không chỉ đe dọa hoạt động thương mại của Trung Quốc, mà cả hình ảnh của cường quốc này.

Trong khi Bắc Kinh chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và trung lập trong những vùng xung đột trên thế giới, giới phân tích cho rằng chủ trương này đang khiến Bắc Kinh lúng túng, khi các thành viên BRI tìm kiếm hỗ trợ từ nước này để ứng phó thách thức an ninh tại Biển Đỏ.

Trung Quốc có lực lượng hải quân hiện diện thường xuyên ở Trung Đông và Tây Phi, chủ yếu phục vụ sứ mệnh tuần tra chống hải tặc. Vào thời điểm chiến sự bùng phát tại Dải Gaza, hải quân Trung Quốc đang triển khai ít nhất 6 tàu chiến trong vùng, trong đó có một khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Type 052D và một khu trục hạm Type 052, theo Bộ Quốc phòng nước này.

Hải quân Trung Quốc cũng từng can thiệp vào các sự cố an ninh trên biển ở khu vực. Năm 2022, một nhóm tàu cá cầu cứu chiến hạm Trung Quốc, trong đó có một khu trục hạm Type 052, sau khi họ phát hiện xuồng cao tốc của hải tặc trên lộ trình đến eo biển Bab al-Mandeb ngoài khơi Yemen.

Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đến nay vẫn từ chối tham gia liên minh Bảo vệ Thịnh vượng do Mỹ khởi xướng nhằm ngăn chặn các đòn tập kích của Houthi.

"Nguồn lực quân sự của Trung Quốc tại Vùng Vịnh khá hạn hẹp và họ chắc hẳn không muốn bị kéo vào xung đột quy mô lớn. Nếu Trung Quốc lên tiếng quyết liệt hơn, họ có thể làm mất lòng Iran và chịu những tổn hại không đáng có", William Figueroa, chuyên gia về Trung Quốc - Trung Đông tại Đại học Groningen ở Hà Lan, nhận định.

Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh nước này muốn đóng vai trò "xây dựng" trong những điểm nóng quốc tế, đồng thời chỉ chủ trương tạo tác động "bằng sức ảnh hưởng, sức hấp dẫn và sức mạnh" của nước này trên trường quốc tế. Các phản ứng từ Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đến nay vẫn dừng ở kênh ngoại giao, tránh sử dụng "sức mạnh" để bảo vệ lợi ích.

Một lý do khác khiến Trung Quốc ngần ngại can thiệp ở Biển Đỏ là các đòn tập kích của Houthi chủ yếu nhắm vào tàu hàng có liên hệ với Israel và Mỹ. Giới chức Trung Quốc chưa ghi nhận bất cứ sự cố nào ảnh hưởng đến tàu hàng liên quan nước mình tại khu vực.

Là quốc gia có chủ trương trung lập trong các xung đột quốc tế, Trung Quốc chưa nhận thấy tình hình tại Biển Đỏ đủ cấp bách để họ gia tăng sức ép đến các bên liên quan, hoặc trực tiếp can thiệp bảo vệ tàu hàng di chuyển trên tuyến hàng hải này, theo giới chuyên gia.

Khi tàu Trung Quốc chưa bị đe dọa trực tiếp, nước này có thể tiếp tục đứng bên ngoài cuộc khủng hoảng, ngay cả khi Mỹ cùng các đối tác liên tiếp phóng tên lửa vào Yemen và nhóm Houthi khai hỏa tên lửa đáp trả.

Theo Josef Gregory Mahoney, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Bắc Kinh muốn tránh các hệ lụy chính trị lẫn ngoại giao nếu đối đầu với lực lượng Houthi. Họ không muốn thể hiện sức mạnh ở khu vực quá xa lãnh thổ và đánh động lo ngại của phương Tây về tiềm lực quân sự.

Cùng lúc đó, Bắc Kinh có thể tranh thủ cải thiện vị thế của mình ở khu vực với thông điệp trung lập và kêu gọi tôn trọng chủ quyền của Yemen, dù cho chính quyền Houthi ở Sanaa mới được hai nước công nhận là Syria và Iran.

"Các vụ tập kích của Houthi còn tạo cơ sở cho Bắc Kinh gia tăng lập luận chỉ trích Mỹ vì đã thổi bùng xung đột và bất ổn ở khu vực", chuyên gia Aboudouh nhận định. Qua đó, Trung Quốc sẽ làm nổi bật hình ảnh của mình là một trung gian đàm phán đáng tin cậy, có thể các bất đồng ở Trung Đông, vốn đã được chứng tỏ một phần qua thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao Iran - Arab Saudi vào năm ngoái.

Thanh Danh (Theo Reuters, Chatham House, USNI)

Có thể bạn quan tâm
Người thầy lan tỏa tình yêu môn Vật lý đến nhiều thế hệ học sinh

Người thầy lan tỏa tình yêu môn Vật lý đến nhiều thế hệ học sinh

15:50 06/10/2023

Gắn bó với công tác giảng dạy môn Vật lý song nhà giáo Bùi Văn Phúc còn được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Chuyên Hà Nội-Amsterdam biết đến như một nhà thơ không chuyên.

Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc tổng đình công tại Anh

Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc tổng đình công tại Anh

20:00 15/03/2023

Ngày 15/3, nhiều giáo viên, người lái tàu điện ngầm và viên chức đã cùng với các bác sỹ tham gia cuộc tổng đình công trong bối cảnh Bộ Tài chính Anh sắp công bố kế hoạch về thuế và ngân sách chi tiêu.

Ấn Độ: Xe buýt rơi xuống hẻm núi ở bang Uttarakhand, 7 người tử vong

Ấn Độ: Xe buýt rơi xuống hẻm núi ở bang Uttarakhand, 7 người tử vong

08:20 21/08/2023

Vụ tai nạn xảy ra trên quốc lộ Gangotri (Ấn Độ) khi xe buýt chở 35 hành khách đang trên hành trình từ Gangotri đến khu vực Uttarkashi thì bị lao xuống hẻm núi, làm 7 người chết, 28 người bị thương.

Côte d'Ivoire: Sập nhà ở Abidjan khiến 6 người thiệt mạng

Côte d'Ivoire: Sập nhà ở Abidjan khiến 6 người thiệt mạng

09:50 02/07/2023

Theo Bộ Xây dựng Côte d'Ivoire, tòa nhà, bị sập hôm 30/6, là công trình xây dựng trái phép tại Cocody, khu vực có một số đại sứ quán và Dinh Tổng thống.

Tra cứu điểm thi vào lớp 10 tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Tra cứu điểm thi vào lớp 10 tỉnh Thái Nguyên năm 2023

15:40 16/06/2023

Trưa 16.6, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên đã công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Đại học Sư phạm TP HCM tăng đợt thi đánh giá năng lực

Đại học Sư phạm TP HCM tăng đợt thi đánh giá năng lực

17:00 23/01/2024

Năm 2024, trường Đại học Sư phạm TP HCM tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực, tăng một so với năm ngoái, để xét tuyển đầu vào.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên tiêu chí chấm điểm dự án khoa học kĩ thuật

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên tiêu chí chấm điểm dự án khoa học kĩ thuật

10:50 01/12/2023

Trong dự thảo Thông tư thay thế các quy chế thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn giữ...

Xuất hiện văn bản giả mạo Sở Giáo dục Đào tạo Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học

Xuất hiện văn bản giả mạo Sở Giáo dục Đào tạo Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học

08:40 08/11/2023

Sáng 8.11, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đã thông tin về một văn bản giả mạo đơn vị, thông báo cho học sinh toàn...

Thấy chó thả rông ngoài đường, gọi số nào để thông báo?

Thấy chó thả rông ngoài đường, gọi số nào để thông báo?

09:40 03/04/2024

Liên quan thông tin TP.HCM có 59 đội bắt chó thả rông, rất nhiều bạn đọc thắc mắc các đội này hoạt động ra sao, dân muốn phản ánh thì gọi ai?

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới