Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

14:40 30/06/2024

Tin tức về việc Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO - muốn gia nhập BRICS đã thu hút sự chú ý của truyền thông toàn cầu.

Thông báo nói trên được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 3.6. “Tất nhiên, chúng tôi muốn trở thành thành viên của BRICS. Hãy xem chúng tôi có thể đạt được gì trong năm nay” - tờ SCMP dẫn lời Ngoại trưởng Fidan nói trong chuyến công du Trung Quốc.

Vấn đề này cũng đã được thảo luận tại hội nghị Ngoại trưởng BRICS ở Nizhny Novgorod (Nga) ngày 10-11.6, với sự tham dự của Ngoại trưởng Hakan Fidan.

Theo RT, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự quan tâm đáng kể đến việc gia nhập BRICS, coi đây là một bước quan trọng để tăng cường ảnh hưởng quốc tế và tiềm năng kinh tế. Khát vọng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính liên quan đến các khía cạnh kinh tế, chính trị và địa chiến lược.

Thứ nhất, là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu đa dạng hóa quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhanh chóng.

Việc gia nhập BRICS sẽ giúp Ankara tiếp cận một thị trường rộng lớn và có cơ hội tăng cường thương mại và đầu tư với các nền kinh tế hàng đầu của các nước đang phát triển.

Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần phải đối mặt với những khó khăn và hạn chế tài chính do các tổ chức tài chính phương Tây như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) áp đặt.

Việc gia nhập BRICS sẽ mang lại cho Ankara khả năng tiếp cận Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của BRICS và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng, cho phép nước này đảm bảo nguồn tài trợ theo các điều khoản thuận lợi hơn và với ít cam kết chính trị hơn.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tiếp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan thăm Trung Quốc ngày 3-5.6.2024. Ảnh: Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ ba, Ankara tích cực ủng hộ ý tưởng về một thế giới đa cực, trong đó cán cân quyền lực được phân bổ đồng đều hơn giữa các khu vực và quốc gia khác nhau. BRICS, ủng hộ đa cực và quản trị toàn cầu công bằng - là nền tảng hấp dẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm độc lập chính trị khỏi các nước và khối phương Tây như Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Thứ tư, vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ khiến nước này trở thành mối liên kết quan trọng giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông. Việc gia nhập BRICS sẽ củng cố vị thế địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, giúp nước này sử dụng hiệu quả vị trí chiến lược để thúc đẩy lợi ích của mình và tăng cường mối quan hệ với các nước thành viên khác.

Tư cách thành viên BRICS sẽ tăng cường đáng kể ảnh hưởng và uy tín quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara sẽ có thể tham gia phát triển các chiến lược kinh tế và chính trị toàn cầu.

Mặc dù việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia BRICS có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara nhưng vẫn có những rào cản nghiêm trọng làm phức tạp quá trình này.

Trước hết, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây, khiến vấn đề gia nhập BRICS càng trở nên phức tạp hơn.

Quyết định trở thành thành viên BRICS của Ankara có thể gây ra áp lực mạnh mẽ từ Washington và các đồng minh phương Tây, những nước coi BRICS là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ trên trường quốc tế.

Điều này có thể biểu hiện dưới dạng các lệnh trừng phạt, hạn chế kinh tế và áp lực chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và các mối quan hệ quốc tế của nước này.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là rào cản nghiêm trọng đối với việc gia nhập BRICS. Nền kinh tế đất nước đang trong tình trạng tồi tệ và lạm phát cao buộc các cơ quan kinh tế phải tìm kiếm đầu tư.

Hiện tại, Ankara phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây về mặt này, vì các nước BRICS chủ yếu là các nền kinh tế đang phát triển và không thể đưa ra những khoản đầu tư đáng kể như vậy.

Có thể bạn quan tâm
Hãm hại 2 cô gái trong rẫy

Hãm hại 2 cô gái trong rẫy

14:10 16/04/2024

Ai Khăn, 32 tuổi, cùng hai người bạn bị cáo buộc dùng vũ lực hãm hại hai cô gái trong rẫy vắng.

Tổng thống Hàn Quốc hội đàm với lãnh đạo 5 đảo quốc Thái Bình Dương

Tổng thống Hàn Quốc hội đàm với lãnh đạo 5 đảo quốc Thái Bình Dương

06:00 29/05/2023

Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi tăng cường hợp tác cùng có lợi với Kiribati, Tonga, Tuvalu, Vanuatu, Papua New Guinea trong các lĩnh vực như hợp tác phát triển, biến đổi khí hậu, ngư nghiệp và y tế.

Mỹ-Trung Quốc mong muốn giữ ổn định mối quan hệ song phương

Mỹ-Trung Quốc mong muốn giữ ổn định mối quan hệ song phương

06:40 19/06/2023

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ không muốn tách rời khỏi Trung Quốc và đã có thỏa thuận để hai bên tiếp tục đàm phán nhằm đạt được tiến bộ trong một số vấn đề.

EU muốn tuần tra eo biển Đài Loan

EU muốn tuần tra eo biển Đài Loan

09:00 23/04/2023

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell kêu gọi hải quân châu Âu tuần tra eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Israel công bố kế hoạch hậu chiến

Thủ tướng Israel công bố kế hoạch hậu chiến

04:10 24/02/2024

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trình bày kế hoạch hậu chiến với Hamas cho nội các. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lập tức bác bỏ.

TP.HCM: Tàu metro số 1 chạy thử hơn 12 km với tốc độ 50 km/h

TP.HCM: Tàu metro số 1 chạy thử hơn 12 km với tốc độ 50 km/h

02:00 27/04/2023

Chiều 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) phối hợp cùng Công ty Hitachi tiếp tục chạy thử nghiệm đoàn tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Ông Putin ủng hộ châu Phi trở thành trung tâm quyền lực mới

Ông Putin ủng hộ châu Phi trở thành trung tâm quyền lực mới

19:30 28/07/2023

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi tập trung vào mở rộng hợp tác chiến lược Nga-châu Phi, các chủ đề cốt lõi như ổn định toàn cầu và khu vực, phát triển bền vững.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM: 'Lễ hội không tiền mặt' rất ý nghĩa, không lý gì TP không hỗ trợ

Phó chủ tịch UBND TP.HCM: 'Lễ hội không tiền mặt' rất ý nghĩa, không lý gì TP không hỗ trợ

01:20 04/06/2024

''Các hoạt động rất ý nghĩa, không lý gì thành phố không hỗ trợ', ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ, sau khi lắng nghe báo cáo về công tác chuẩn bị 'Lễ hội không tiền mặt' 2024.

TP Hồ Chí Minh linh hoạt trong sáp nhập, hạn chế gây xáo trộn

TP Hồ Chí Minh linh hoạt trong sáp nhập, hạn chế gây xáo trộn

09:10 15/08/2023

TP Hồ Chí Minh (TPHCM) có khoảng 6 quận và 142 phường, xã thuộc diện sáp nhập do không đảm bảo tiêu chí về dân số và diện tích theo...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới