Lý do Hà Nội thiếu nước sạch

06:40 22/10/2023

Nhiều dự án cấp nước chậm tiến độ, giảm khai thác nước ngầm và giá nước không thu hút nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến Hà Nội mất nước diện rộng.

Từ hai tuần nay, hàng loạt khu dân cư ở các quận huyện như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức... bị thiếu nước sinh hoạt. Người dân phải xếp hàng đến 1-2h sáng chờ lấy nước từ các xe téc lưu động. Nhiều người phải nhịn tắm, sơ tán sang nhà người thân hoặc khoan giếng.

Trong khi đó Hà Nội đã vào thu được hai tháng, nhu cầu dùng nước sạch của hơn 8,4 triệu dân không cao như mùa hè. Mực nước các sông Hồng, Đà, Đuống - nguồn cung cấp nước mặt cho thành phố, sau thời điểm khô cạn cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã được bổ sung bởi nhiều đợt mưa lũ ở thượng nguồn. Tình trạng thiếu nước đến từ nhiều nguyên nhân và phần lớn không thể giải quyết ngay.

Giảm khai thác nước ngầm

Hà Nội được đánh giá có lượng nước ngầm dồi dào. Trong tổng số 1,5 triệu m3 nước sạch cung cấp cho thành phố một ngày đêm thì nước ngầm chiếm 770.000 m3, nước mặt 750.000 m3. Tuy nhiên, do khai thác tự phát kéo dài vài chục năm, mực nước ngầm đã sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen.

Nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm, bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững, Thủ tướng ban hành quyết định số 554/2021 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Thành phố sẽ ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt, từng bước giảm dần nước ngầm.

Theo lộ trình, việc khai thác nước ngầm mỗi ngày đêm giảm dần từ 770.000 m3 như hiện nay xuống còn 615.000 m3 đến năm 2025; đến 2030 còn 504.000 m3 và đến 2050 còn 413.000 m3.

Một số nhà máy đã đóng cửa giếng ngầm, như Nhà máy nước Hạ Đình đóng 8/17 giếng, còn 9 giếng đang khai thác luân phiên. Từ nay đến năm 2030, nhà máy chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3 một ngày đêm, giảm 1/3 trước đó và đến năm 2050 sẽ đóng tất cả giếng ngầm.

Tương tự, Nhà máy Nước Pháp Vân công suất thiết kế 30.000 m3 một ngày đêm đang giảm khai thác xuống 5.000 m3; sau năm 2030 ngừng các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Hàng loạt dự án nước sạch chậm tiến độ

Giảm nước ngầm, Hà Nội phải tăng khai thác và sử dụng nước mặt để bù đắp. Tuy nhiên, hàng loạt dự án nước mặt đang chậm tiến độ. Quy mô nhất là dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, diện tích hơn 20 ha, công suất 300.000 m3 một ngày đêm, đã chậm gần 3 năm. Kế hoạch ban đầu đưa dự án vào khai thác quý I/2021, nhưng thành phố đã hai lần điều chỉnh, cho phép kéo dài đến quý IV/2024.

Ông Nguyễn Phúc Hoàn, Phó phòng Quản lý đô thị Đan Phượng (đơn vị quản lý hạ tầng đô thị), cho hay dự án đang vào giai đoạn nước rút, dự kiến tháng 11 lắp thiết bị lấy nước thô từ sông Hồng, tháng 12 lắp dây chuyền xử lý trong nhà máy. Vướng mắc hiện nay là mặt bằng nơi đường ống đi qua chưa giải phóng xong; khi làm trạm thu nước thô phải dừng thi công 3 tháng mùa mưa do quy định của Luật Đê điều.

Ngoài dự án trên, Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn một hoàn thành năm 2009 với công suất 300.000 m3 một ngày đêm, theo kế hoạch giai đoạn hai đến 2020 nâng lên 600.000 m3, nhưng hiện chưa xong.

Dự án nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì từ 150.000 lên 200.000 m3 một ngày đêm dự kiến xong trong năm 2018, nhưng đến nay chưa thực hiện. Dự án Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 200.000 m3 một ngày đêm dự kiến xong vào năm 2020, nhưng hiện mới chuẩn bị đầu tư.

Thiếu mạng lưới cấp nước ngoại thành

Hơn 10 năm qua, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, các huyện phía tây tốc độ đô thị hóa rất nhanh với hàng loạt khu đô thị mới hình thành ở trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, trục quốc lộ 32 qua huyện Hoài Đức, đại lộ Thăng Long và các khu chung cư phía tây nam như khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai). Tại các khu vực này, dân cư tập trung đông, nhưng nguồn nước và mạng lưới cấp nước sạch không phát triển tương xứng, dẫn đến quá tải.

Theo kết luận giám sát tình hình cung cấp nước sạch do HĐND thành phố công bố cuối tháng 9, mạng cấp nước các quận đồng bộ, đáp ứng 100% nhu cầu của người dân với chỉ tiêu 100-150 lít/người/ngày. Nhưng với ngoại thành, nhiều dự án phát triển mạng cấp nước chậm tiến độ, nhà đầu tư không thực hiện. Hệ quả là 139 xã chưa có nguồn nước sạch tập trung.

Cụ thể, dự án nối mạng cấp nước 14 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Đức do Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng hiện chưa xong. Huyện này có nhiều xã bị mất hoặc nước chảy yếu từ tháng 6 đến nay chưa thể khắc phục. Các dự án mạng cấp nước cho nhiều xã ở Sóc Sơn, Đông, Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Xuân Mai, Đan Phượng cũng đều trong tình trạng chậm tiến độ hoặc chưa triển khai.

Thậm chí có một số dự án mạng cấp nước sạch nông thôn chủ đầu tư không thực hiện, như dự án phân phối nước sạch cho 26 xã của huyện Thường Tín, 20 xã thuộc Mỹ Đức, 27 xã ở Ứng Hòa và 17 xã ở Thanh Oai do Công ty CP Nước Aqua One và Công ty Nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư. Kế hoạch dự án hoàn thành vào năm 2020, nhưng hiện chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai.

Giá nước sạch không hấp dẫn, nhà đầu tư kêu lỗ

Từ ngày 1/7, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên ở Hà Nội tăng từ 5.973 lên 7.500 đồng và năm 2024 lên 8.500 đồng/m3 một hộ gia đình mỗi tháng. Giá nước sau 10 m3 đầu tiên sẽ tăng lũy tiến.

Giải thích việc tăng giá, tại cuộc họp báo hôm 30/6, Chánh văn phòng UBND thành phố Trương Việt Dũng cho biết 10 năm qua Hà Nội không điều chỉnh giá nước sạch trong khi đó chi phí cấu thành giá nước đã biến động. Do chính sách hạn chế nước ngầm, thành phố phải kêu gọi đầu tư nhà máy nước mặt, giá thành sản xuất cao hơn nước ngầm.

Thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư với 40 dự án cấp nước sạch, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn. Sau khi hoàn thành, các dự án sẽ nâng công suất cấp nước sạch toàn thành phố lên hơn 2,3 triệu m3 một ngày đêm; 29 dự án phát triển mạng cấp nước đáp ứng 96% nhu cầu người dân nông thôn (hiện 80%).

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn do giá bán lẻ thấp trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng. Cuối năm 2022, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội, đơn vị thực hiện dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 14 xã và một thị trấn tại huyện Hoài Đức đã đề nghị thành phố tháo gỡ do thua lỗ.

Công ty viện dẫn vùng nông thôn nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng dân cư phần lớn là làm nông nghiệp, thu nhập không cao, quen sử dụng nước mưa, giếng khoan..., ít tiêu thụ nước sạch của thành phố. Dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các hộ xa, chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước lớn, dẫn đến giá thành sản xuất nước cao hơn các đơn vị cấp nước trong cùng địa bàn.

Giá mua nước từ đơn vị cấp nguồn cao, trong khi giá bán cho khách hàng rất thấp do áp dụng bảng giá từ năm 2013 dẫn tới dự án lỗ ngay khi bắt đầu.

Nhà máy nước mặt sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) đưa vào sử dụng giai đoạn một từ cuối năm 2018. Ảnh: Võ Hải

Một bất cập khác được Sở Xây dựng chỉ ra là chênh lệch giá bán buôn giữa các đơn vị cung cấp nguồn nước. Giá bán buôn nước mặt sông Đuống cao hơn nước mặt sông Đà khoảng 3.000 đồng/m3 nên Công ty Viwaco (phân phối nước cho Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông - nơi cốt nền thấp) mua tối đa nước từ sông Đà. Việc này dẫn tới khu vực có cốt nền cao như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, dù gần sông Đà lại bị thiếu nguồn nước.

Ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội, nhận định với tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy và vận hành mạng lưới cấp nước như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Hè 2024, Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50.000 m3 nước một ngày đêm, tập trung ở phía tây và tây nam.

Mục tiêu của chính quyền là đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho người dân vào năm 2020 đã không thành và cũng chưa biết bao giờ mới đạt.

Võ Hải - Phạm Chiểu

Có thể bạn quan tâm
13 dân chơi dương tính với ma tuý tại quán bar ở quận Hà Đông

13 dân chơi dương tính với ma tuý tại quán bar ở quận Hà Đông

19:30 22/02/2023

Hà Nội - Kiểm tra hành chính quán bar Rex tại phường Dương Nội, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều dân chơi dương tính với ma tuý .

Lào Cai: Xe trộn bê tông lao xuống vực sâu hơn 50m

Lào Cai: Xe trộn bê tông lao xuống vực sâu hơn 50m

14:50 28/11/2023

Sáng 28/11, trả lời PV VTC News, ông Nguyễn Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Bản Vược cho biết, lực lượng chức năng đang triển khai phương án cứu hộ, cẩu xe trộn bê tông từ vực sâu 50m lên. Theo vị lãnh đạo này, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h20, ngày 27/11 tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thời điểm trên, xe trộn bê tông biển kiểm soát 24C – 067.XX do tài xế Nguyễn Hồng H., (SN 2000, trú tại thôn An Thành, xã Quang Kim, huyện Bát Xát) điều...

Chồng tâm thần, hai mẹ con cùng gặp nạn, nguy cơ cắt một bên chân

Chồng tâm thần, hai mẹ con cùng gặp nạn, nguy cơ cắt một bên chân

17:40 04/03/2024

Một buổi chiều giữa tháng 2/2024, chị Hồ Thị Hương (29 tuổi, Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cố gắng hoàn thành nhanh công việc rửa bát đĩa để xin chủ quán nghỉ ít ngày về quê chăm con sốt cao nhập viện. Trong người còn vỏn vẹn 500.000 đồng, chị bắt chuyến xe đêm đi thẳng về Nghệ An để kịp có mặt tại bệnh viện vào sáng hôm sau. Ôm đứa con trai 3 tuổi vào lòng, người phụ nữ rơi nước mắt, thương con tuổi nhỏ phải xa mẹ. Năm ngày tiếp theo chị thức...

Dự án kênh dài nhất TP HCM bị lấn chiếm mặt bằng

Dự án kênh dài nhất TP HCM bị lấn chiếm mặt bằng

06:40 30/05/2024

Nhiều đoạn ven kênh Tham Lương - Bến Cát sau khi giải toả chờ triển khai dự án cải tạo, xây đường dọc bờ bị người dân tái chiếm để cơi nới nhà, mở lối đi, trồng cây.

Phụ nữ Việt Nam tại Macau hướng về quê hương đất nước

Phụ nữ Việt Nam tại Macau hướng về quê hương đất nước

16:30 13/03/2023

Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay được tổ chức sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 nên các chị em người Việt Nam tại Macau rất phấn khởi, cống hiến những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Khi thông tin lừa đảo 'được tài trợ'

Khi thông tin lừa đảo 'được tài trợ'

09:20 11/04/2024

Trang thông tin mời gọi tham gia các dịch vụ chưa được cấp phép tại Việt Nam, những trang mạng mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo xuất hiện cùng dòng chữ 'tài trợ', 'quảng cáo'. Việc không bình thường này sao có thể tồn tại, gây hại dài lâu?

Vành đai 3 Hà Nội ùn tắc 8km sau va chạm giữa container và xe con

Vành đai 3 Hà Nội ùn tắc 8km sau va chạm giữa container và xe con

12:10 22/06/2024

Hà Nội - Vụ va chạm giữa container và xe con trên Vành đai 3 (đoạn nút giao Nguyễn Trãi) khiến tuyến cao tốc này ùn tắc dài 8km.

Công an TP.HCM và Tổng lãnh sự quán Mỹ bắt một người nghi dùng giấy tờ giả xin visa Mỹ

Công an TP.HCM và Tổng lãnh sự quán Mỹ bắt một người nghi dùng giấy tờ giả xin visa Mỹ

18:00 23/02/2023

Công an TP.HCM phối hợp Tổng lãnh sự quán Mỹ bắt người có quốc tịch Việt Nam nghi ngờ sử dụng giấy tờ giả khi xin thị thực (visa) du học.

Bố mẹ 'phi công trẻ' phản đối quyết liệt, tôi có bên bất chấp để kết hôn?

Bố mẹ 'phi công trẻ' phản đối quyết liệt, tôi có bên bất chấp để kết hôn?

10:00 16/05/2024

Tôi nhiều hơn bạn trai 8 tuổi và chúng tôi đã xác định sẽ kết hôn. Nhưng hơn một năm nay, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được mong muốn vì bố mẹ người yêu phản đối kịch liệt. Bố mẹ anh ấy nói không bao giờ chấp nhận tôi dù tôi chờ đợi bao lâu đi nữa. Đã có lần, bố mẹ anh ấy gặp riêng tôi yêu cầu buông tha cho con trai họ bởi hai đứa tôi chênh lệch quá lớn về tuổi tác, hai bên gia đình lại không môn đăng hộ đối. Bố mẹ anh ấy là công chức nhà nước...

Co loi xay ra
Co loi xay ra