Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III nữa.
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo là đối tượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nói chung mà không chia trong cơ sở giáo dục công lập (giáo viên là viên chức) hoặc cơ sở giáo dục dân lập (giáo viên là người lao động).
Trong khi đó, theo quy định cũ, việc chia hạng chức danh nghề nghiệp áp dụng với viên chức - người làm việc theo hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Theo khoản 1 Điều 68 dự thảo Luật Nhà giáo:
Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Luật này.
Do đó, có thể thấy, theo dự thảo Luật Nhà giáo, các đối tượng là viên chức được thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức, xét thăng hạng nhà giáo trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục được thực hiện theo đề án, kế hoạch tuyển dụng đã được phê duyệt trong thời hạn 3 tháng.
Sau thời hạn này, nếu không hoàn thành thì sẽ thực hiện theo dự thảo Luật Nhà giáo.
Như vậy, tại dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III mà thay vào đó, nhà giáo sẽ được chia theo chức danh nghề nghiệp và được phân loại theo khoản 1, khoản 3 Điều 12 dự thảo như sau:
- Các chức danh nhà giáo: Giáo viên mầm non; tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; dự bị đại học; giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp; giảng viên cao đẳng sư phạm; giảng viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên đại học.
- Phân loại mỗi chức danh nhà giáo:
- Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp;
- Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quy định về chức danh nhà giáo hiện nay mới chỉ dừng ở việc lấy ý kiến đóng góp mà chưa được chính thức thông qua. Đồng thời, hiện nay, các quy định về hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là viên chức cũng đang được áp dụng.
Hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay và cách xếp lương
Với giáo viên là viên chức thì căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, theo mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được xếp hạng từ cao xuống thấp gồm: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V.
Căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước được ban hành tại phụ lục tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Trong đó, có thể kể đến:
WHO cảnh báo Gaza cận kề 'thảm họa y tế', trong bối cảnh các khu vực trú ẩn quá tải, hạ tầng nước và vệ sinh bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Nga đã đăng ảnh thể hiện việc hộ tống chiếc máy bay Il-96-300PU (RSD501), một máy bay tổng thống, bằng máy bay chiến đấu Su-35S.
Hai em học sinh lớp 3 ở Hà Tĩnh trong lúc nghỉ học đã đến một khu vực tràn hồ nước để chơi, không may sẩy chân xuống nước.
Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 53 người bị đưa ra xét xử trong đại án “chuyến bay giải cứu”. Trong đó 21 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ 515 lần với 165 tỉ đồng.
Vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ không lâu, nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái bị tố sử dụng lại tên đề tài luận án ông từng bị đánh giá không đạt 9 năm trước ở cơ sở đào tạo khác.
Môn Sử không nên chỉ dạy và thi về các con số, dạy Toán cần rèn tư duy, còn môn Văn phải bồi đắp thêm cảm xúc cho học trò, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ông Đặng Văn Ảnh (46 tuổi) - Trưởng thôn Liên Tài Năng...
Ngành Sư phạm Hóa lấy điểm chuẩn học bạ 29,73, tức mỗi môn gần 10 điểm, cao nhất trường Đại học Sư phạm TP HCM.
Sở hữu chứng chỉ IELTS từ 4.0, thí sinh có cơ hội được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào nhiều trường đại học trên cả nước.