Sau lùm xùm về vụ việc tiến sĩ dùng bằng giả, có ý kiến cho rằng cần phải mạnh dạn công khai lý lịch khoa học của đội ngũ tiến sĩ, giáo sư.
Những ngày qua, việc một người tên Nguyễn Trường Hải sử dụng bằng tiến sĩ giả để xin việc tại nhiều trường đại học, cao đẳng ở TPHCM, thậm chí đã được bổ nhiệm giữ chức danh trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin của một trường cao đẳng gây xôn xao dư luận.
Theo nguồn tin từ Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam, nhận được một số thông tin phản ánh nghi ngờ về bằng cấp của ông Hải vào tháng 10.2023, Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam đã xác minh với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM và cho ra kết quả văn bằng này không đúng với dữ liệu lưu trữ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM.
Ngoài ra, một số cơ sở ông Hải xin làm việc chính thức hoặc thỉnh giảng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay có: Trường Đại học Công nghệ TPHCM, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Văn Hiến.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Đỗ Đức Linh - Cán bộ Phòng khảo thí Trường Đại học Hải Phòng cho rằng, việc dùng bằng giả để tuyển dụng vào nhiều trường đại học là vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới môi trường giáo dục hiện nay.
Theo ông Linh, trước khi cần tuyển dụng bất cứ một nhân sự mới đều phải thông qua cả một quy trình.
"Các khâu kiểm tra thông tin lý lịch, hồ sơ giảng dạy, bằng cấp hay đến việc thử việc,... đều phải làm rất thận trọng và minh bạch. Tất cả các bộ phận đều phải được thông qua hồ sơ, xác minh giấy tờ để kiểm định bằng cấp. Thực hiện cần đúng và đủ từng bước mới có thể tránh xảy ra các sai sót" - ông Linh nói.
Bàn về câu chuyện tiến sĩ dùng bằng giả, một lãnh đạo trường đại học tại Hà Nội lại cho rằng vấn đề làm giả bằng cấp không phải là câu chuyện quá mới. Tuy nhiên, tình trạng này lại xảy ra chủ yếu ở các trường tư thục và cao đẳng.
"Các khối trường về tư thục, cao đẳng thường cần nhân lực lớn về thỉnh giảng. Đặc biệt, khi nghe thấy nhân lực có bằng cấp về các ngành hot thì dễ dàng khiến cho việc tuyển dụng trở nên dễ dãi hơn" - lãnh đạo này nói.
Theo lãnh đạo này, nếu rà soát nghiêm túc và nhìn nhận vấn đề thẳng thắn thì hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Nếu được, các đơn vị sử dụng nhân sự có thể công khai hồ sơ lí lịch, thông tin đầy đủ về các tiến sĩ, giáo sư để không tạo cơ hội cho những người mạo danh bằng cấp.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam cho rằng có 2 nguyên nhân để xảy ra tình trạng tiến sĩ dùng bằng giả trong tuyển dụng:
"Thứ nhất, cơ quan quản lí không làm rõ trách nhiệm từng bộ phận quản lí nhân sự, từ quá trình tuyển dụng đến sử dụng.
Lí do thứ hai đến từ việc bản thân các tổ chức lỏng lẻo, lợi dụng sự lỏng lẻo của cơ quan, nhân sự dễ dàng luồn lách vào một cách rất công khai. Đồng thời, sự dễ dãi trong công tác tuyển dụng, đùn đẩy trách nhiệm cũng sẽ khiến tình trạng dùng bằng giả xảy ra" - TS Tùng Lâm nêu quan điểm.
Theo TS Tùng Lâm, để giải quyết được vấn đề này, cơ quan quản lí cần có sự quản lí chặt chẽ từng khâu, từng quy trình. Giám sát các bộ phận nghiêm túc đồng thời các bộ phận quản lí nhân sự cần trung thực, cần mẫn.
"Bản thân tôi nhận thấy, để xác minh bằng cấp giả thì cần phải có sự điều tra, giải quyết của cơ quan công an. Nhằm tránh tình trạng sử dụng bằng cấp giả, có thể công khai lí lịch khoa học các tiến sĩ, giáo sư để giám sát và không để xảy ra sự việc tương tự.
"Nếu có thể, cơ quan ban ngành chủ động tạo ra một ngân hàng thông tin. Trong đó công khai tất cả bằng cấp, lý lịch khoa học giáo sư ở các trường. Khi đó, chỉ cần tra cứu thông tin trên nền tảng số cũng có thể thấy được bằng cấp đó có thật sự chính xác. Việc tạo ra ngân hàng thông tin bằng cấp sẽ giúp cơ quan sử dụng đều có quyền kiểm tra, nắm bắt và có cơ sở để quản lí thật chặt chẽ, tránh tình trạng mạo danh bằng cấp. Tuy nhiên, điều này cần làm sớm để đạt hiệu quả cao" - TS Tùng Lâm nêu giải pháp.
Khi xảy ra vụ việc, các thợ mỏ đang khai thác than bên trong mỏ và cảnh sát cho rằng có hơn 20 người đã vào mỏ than khai thác bất hợp pháp này, một số người trong số đó đã kịp thoát khi mỏ bị sập.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên chỉ được đăng ký tối đa 5 nguyện vọng, thay vì 7 như trước đây, theo dự kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2024, trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, dự kiến tuyển 2.610 sinh viên, giảm 220 so với năm ngoái.
Truyền thông địa phương cho biết một số lượng nạn nhân chưa được xác định đang bị mắc kẹt trong các khu nhà gần hiện trường và các nhân viên cứu hộ đang cố gắng giúp đưa họ ra ngoài.
Hội đồng tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 của Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã họp và quyết định điểm chuẩn trúng...
Để được xét tuyển vào các ngành Khoa học máy tính hay Tự động hóa, thí sinh cần đạt SAT 1450/1600, cao hơn điểm trung bình của sinh viên trúng tuyển đại học ở Mỹ.
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2023.
Hamas cáo buộc Israel tập kích dữ dội quanh một số bệnh viện ở phía bắc Dải Gaza, không lâu sau khi hệ thống liên lạc trong khu vực bị cắt.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng , trong buổi thi đầu tiên kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT, có 5 thí sinh vi phạm...