Các báo cáo cho biết, Mỹ đang xem xét mua 12 pháo tự hành T-155 Firtina và đạn pháo cỡ nòng 155 mm từ Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển sang Ukraine. Thông tin này xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội vào cuối tháng trước và lại xuất hiện khi ông Erdogan dự kiến sẽ đến thăm Mỹ trong tuần này.
Đầu năm nay, Mỹ được cho là đã mua 116.000 viên đạn pháo 155 mm từ công ty Arca Defense của Thổ Nhĩ Kỳ. Hai tháng sau, có thông tin cho rằng Mỹ đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường mua sắm trinitrotoluene (TNT) và nitroguanidine của Thổ Nhĩ Kỳ, những chất “rất quan trọng” để sản xuất đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO.
Ukraine được cho là đã đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc chuyển giao T-155 Firtina trong gần một năm. Chuẩn tướng Ukraine, Oleksiy Hromo tuyên bố vào tháng 7/2023 rằng, họ sẽ được nhận hệ thống pháo Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ và pháo tự hành Archer của Thụy Điển.
T-155 Firtina cho Ukraine
Trong khi Ukraine đã nhận được pháo Archer từ Thụy Điển, thì việc chuyển giao pháo của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được báo cáo. Giờ đây, khi chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang đến gần, có nhiều nguồn tin suy đoán rằng, Ankara đang xem xét gửi vũ khí tới Ukraine với sự tài trợ của Lầu Năm Góc.
Mặc dù chưa biết chắc chắn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Erdogan có diễn ra trong tuần này hay không, nhưng vấn đề chuyển giao T-155 đã được quan tâm từ lâu. Trước đó, chính quyền Ankara cũng đã trang bị cho lực lượng Kiev các máy bay không người lái TB2 tiên tiến và hệ thống pháo binh Sakarya MLRS.
Việc chuyển giao T-155 sẽ tăng cường đáng kể về mặt hỏa lực cho Quân đội Ukraine. Khẩu lựu pháo của Thổ Nhĩ Kỳ được chế tạo dựa trên khẩu K-9 Thunder của Hàn Quốc. Lựu pháo K-9 của Hàn Quốc rất được ưa chuộng trên toàn thế giới vì tính năng tiên tiến và khả năng tương thích với pháo tiêu chuẩn của NATO.
K-9 đã trở thành loại pháo được yêu thích nhất ở khu vực Châu Âu. Chẳng hạn, nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan đã ký một “thỏa thuận khung” vào tháng 7/2022 để mua 672 khẩu pháo K9 với hai phiên bản khác nhau.
Sau đó, vào tháng 12/2023, Reuters cho biết Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD để mua thêm hơn 150 khẩu pháo tự hành của Hàn Quốc. Trong một diễn biến gần đây hơn, Ba Lan sẽ mua thêm 6 pháo tự hành K9 vào năm 2025 và 146 pháo tự hành phiên bản K9PL vào năm 2026-2027.
Hệ thống này đã được các nước châu Âu khác như Phần Lan, Estonia và Na Uy; Australia ở Thái Bình Dương; Ai Cập ở châu Phi và Ấn Độ ở Nam Á đặt mua. Các quốc gia khác như Romania và Việt Nam hiện đang xem xét khả năng mua loại vũ khí này.
Với hơn 2.000 chiếc đang phục vụ trên toàn thế giới, hệ thống pháo tự hành (SP) K9 Thunder cỡ nòng 155 mm đã trở thành hệ thống pháo tự hành bán chạy nhất trên toàn cầu.
Thông tin về T-155
T-155 là bản sao được cấp phép từ hệ thống pháo tự hành K-9 Thunder của Hàn Quốc. Hệ thống này như một biến thể K9 nâng cấp với tháp pháo được chế tạo trong nước và một loạt hệ thống điện tử do Thổ Nhĩ Kỳ tự trang bị.
T-155 có một số tính năng của K-9, bao gồm nòng và khung gầm CN98 155 mm, được chuyển giao công nghệ từ Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD - cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng của chính phủ Hàn Quốc).
Tuy nhiên, tháp pháo là thiết kế nguyên bản của Thổ Nhĩ Kỳ, giúp tăng sức chứa băng đạn từ 24 lên 30 đồng thời giảm kho đạn ở thân xe từ 24 xuống 18.
Trong khi ống ngắm toàn cảnh dùng để bắn thủ công đã bị loại bỏ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển các thành phần khung gầm, INS (hệ thống dẫn đường quán tính) và hệ thống điện, bao gồm radio và FCS (hệ thống điều khiển hỏa lực). Công ty đứng sau công nghệ dẫn đường quán tính là ASELSAN.
Pháo 155 mm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắn đạn MOD 274 HE với tầm bắn tối đa 40 km. Hệ thống có thể bắn sáu viên đạn mỗi phút, với tùy chọn bắn ba phát trong 15 giây. Pháo tự hành T-155 có thể mang theo 48 viên đạn và các báo cáo chỉ ra rằng nó có thể đạt tốc độ tối đa 65 km/giờ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mua giấy phép sản xuất hệ thống này từ Hàn Quốc vào năm 2021. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 300 khẩu pháo tự hành T-155 Firtina. Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hệ thống này trong chiến đấu và đang triển khai một số đơn vị này dọc biên giới với Syria.
Những khẩu pháo này ban đầu được cử đi chiến đấu với nhóm người Kurd PKK ở miền bắc Iraq vào cuối năm 2007. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong Chiến dịch Lá chắn Euphrates năm 2016 và Chiến dịch Cành Ô liu năm 2018.
Theo thông tin từ hãng thông tấn nhà nước Anadolu Agency, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy ba tòa nhà chỉ huy của nhóm các chiến binh nước ngoài trong Lực lượng Dân chủ Syria, vào năm 2021 bằng cách sử dụng pháo Firtina.
Chiều 31-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án đánh bạc ăn tiền xảy ra tại tầng hầm một khách sạn trên đường Trần Phú, TP Nha Trang.
Sáng 27/7, rất đông người dân Hà Nội đã đến các nghĩa trang để thắp hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Vụ tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 đoạn qua đèo Quán Cau (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) khiến 3 ô tô hư hỏng, gây ùn ứ giao thông nhiều giờ.
Thái Nguyên - Sau khi bé trai 10 tuổi rơi xuống hố sâu ở công trình dự án Khu du lịch sinh thái, văn hoá Đá Thiên (thị trấn Trại...
Tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam.
Tối 27/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sang Việt Nam chia buồn và viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân ở Gia Lai phản ảnh do điện gió gây ồn không ở được phải dời nhà đi nhưng không được đền bù tương xứng. Trong khi chính quyền địa phương nói chưa có quy định trong việc bồi thường.
Hồi 16 giờ 10 phút ngày 26/8, đường dây 35kV ở cột vượt biển luồng Lạch Huyện cấp điện cho đảo Cát Bà bị tàu hàng va vào làm đứt, khiến toàn bộ đảo mất điện.
Cho rằng cô gái 16 tuổi nợ tiền chưa trả hết mà bỏ về quê nên vợ chồng Hạnh và Tuấn đã bàn bạc với đàn em vây bắt em mang về Kiên Giang để tiếp tục làm công trả nợ.