Ngày 11/12, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) chính thức kết thúc 10 năm triển khai tại nước này, sau khi rút quân theo yêu cầu từ chính quyền quân sự.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Mali kết thúc 10 năm nhiệm vụ |
Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại quốc gia châu Phi. (Nguồn: AFP) |
Người đứng đầu MINUSMA El Ghassim Wane cho biết, phái bộ sẽ rời đi và tự hào về những gì đã đạt được, song cũng nhận thức rõ về những giới hạn trong hoạt động của mình.
Tin liên quan |
Sứ giả văn hóa Việt Nam ra thế giới Sứ giả văn hóa Việt Nam ra thế giới |
Theo kế hoạch, sau thời hạn hoàn tất rút quân vào ngày 1/1/2024, MINUSMA sẽ tiến hành các thủ tục cuối, bao gồm các hoạt động như bàn giao thiết bị cho cơ quan chức năng của Mali.
Ông Wane nhấn mạnh, tất cả nhân viên không tham gia vào những hoạt động cuối này sẽ rời Mali trước ngày 31/12 tới.
Cùng với các thể chế và nhóm dân sự Mali, MINUSMA đã tạo điều kiện thuận lợi để đạt được một số thỏa thuận hòa bình ở quốc gia Tây Phi này, đồng thời tài trợ cho nhiều dự án địa phương trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh lương thực và tiếp cận nguồn nước.
Được triển khai từ năm 2013 tại Mali, MINUSMA có sự tham gia của 11.700 binh sĩ đến từ 65 quốc gia. Tháng 6 vừa qua, chính quyền quân sự ở Mali đã yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này trong bối cảnh quan hệ hai bên xấu đi.
Việc MINUSMA rút lực lượng khỏi Mali đã làm trầm trọng thêm giao tranh giữa các nhóm vũ trang ở phía Bắc nhằm tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ.
Nghị quyết 2690 của LHQ, được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 30/6/2023, quy định "việc rút quân MINUSMA một cách phối hợp, có trật tự và an toàn, phải hoàn thành trước ngày 31/12/2023 và việc giải thể phái bộ bắt đầu vào tháng 1/2024”.
Mỹ cho biết đang tìm kiếm một thỏa thuận ngoại giao để dân thường Israel - Lebanon được trở về nhà an toàn. Trong khi Israel cũng nhấn mạnh mong muốn giải pháp ngoại giao trong cuộc xung đột với Hezbollah.
Khoảng 170.000 người tập trung tại trung tâm thủ đô Tây Ban Nha để biểu tình phản đối luật ân xá những người liên quan nỗ lực đòi độc lập cho Catalan.
Ngày 6/6, các nhà điều tra Nga cho biết đã bắt giữ một công dân Pháp vì nghi ngờ người này thu thập thông tin về các hoạt động của quân đội Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken tuyên bố Ukraine sẽ gia nhập NATO vào một ngày nào đó trong tương lai, vì các nước thành viên vẫn duy trì ủng hộ vững chắc với Kiev.
Chính thức trở thành ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, ông Trump tuyên bố nước Mỹ cần được giải cứu khỏi 'sự lãnh đạo thất bại' của ông Biden.
Singapore yêu cầu sứ quán Israel gỡ bài đăng 'thiếu nhạy cảm' trên mạng xã hội về Palestine, sau khi cảnh báo nó có thể châm ngòi căng thẳng.
Bộ Nội vụ Pháp nâng báo động an ninh lên mức cao nhất sau vụ đâm dao tại trường học ở thị trấn Arras và lo ngại căng thẳng leo thang.
Quân đội Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Avdeevka, vài giờ sau khi Ukraine thông báo rút quân khỏi thành phố để bảo toàn tính mạng binh sĩ.
Loại mìn chống bộ binh này sẽ giúp củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine trước đà tiến quân của Nga, nhưng vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm kiểm soát vũ khí.