Trong nhà của Nguyễn Thế Huy, học sinh tỉnh Phú Yên chỉ có chiếc tủ thờ là đáng giá, còn lại bộn bề những ô kính vỡ, các chậu cây nghiêng ngả…do người mẹ mắc tâm thần đập phá.
Căn nhà nhỏ xíu nằm lọt thỏm cạnh con hẻm trên đường Nguyễn Công Trứ (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là nơi sinh sống của Nguyễn Thế Huy (học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ) cùng bà ngoại và người mẹ mắc bệnh tâm thần.
Mỗi khi mẹ Huy lên cơn, bà đập phá mọi thứ quanh mình.
"Trước đây mẹ bình thường, đi làm ở TP.HCM và gửi tiền về phụ ngoại nuôi mình. Nhưng từ sau dịch COVID-19, mẹ bỗng dưng bị bệnh tâm thần. Ban đầu thấy mẹ vậy, mình sợ lắm, khóc cả đêm không ngủ được. Mẹ cứ la hét, chửi cả hai bà cháu, buồn nhất là đôi lúc mẹ không nhận ra mình, hỏi là con của ai", Huy ngập ngừng kể.
Để đỡ gánh nặng cho bà ngoại, khi đang học lớp 11, sau giờ học, Huy đi làm bưng bê, rửa chén dĩa ở quán cơm gà để kiếm tiền trang trải lo cho mẹ.
"Có hôm đi làm về mệt quá mình nằm ngủ, đột nhiên mẹ vào phòng gom hết mọi thứ rồi đem đi đốt. Cả nhà phải dập lửa để cứu những bộ đồ chưa cháy, chứ không thì mình lấy gì mà mặc.
Mẹ cũng hay bỏ nhà đi lang thang, có đêm 12 giờ khuya không thấy mẹ về. Mình và dì phải chạy khắp Tuy Hòa tìm về", giọng Huy chùng xuống.
Nghe cháu kể, bà Võ Thị Xí (bà ngoại Huy) lau nước mắt. Bà nói người cha cắt liên lạc với hai mẹ con Huy từ rất lâu. Huy ở với bà từ nhỏ khi mẹ Huy đi TP.HCM làm mướn. Giờ đây lớn tuổi, gánh nặng lại đè lên vai bà nhiều hơn khi mẹ Huy đổ bệnh tâm thần.
Chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 của báo Tuổi Trẻ tại Phú Yên rất đặc biệt khi không chỉ trao học bổng cho 60 tân sinh viên, mà còn trao 100 suất học bổng (5 triệu đồng/suất) cho học sinh nghèo, mồ côi, dân tộc thiểu số vượt khó. Lễ trao sẽ diễn ra tại TP. Tuy Hòa sáng ngày 8-11.
"Trước đây tui bán khoai lang, bắp nướng để kiếm sống, nhưng giờ lớn tuổi, hay đau bệnh nên nghỉ rồi. Cả ba người chủ yếu sống nhờ vào tiền cho của con cái tui ở xa gởi về giúp", bà Xí tâm sự.
Nói về Huy, bà Xí nhận xét "cháu là người rất biết nghĩ".
"Biết tui khó khăn, tiền thuốc cho tui và mẹ nó không đủ, Huy không dám xin tiền. Mỗi tháng nhận tiền làm thêm từ quán cơm gà, cháu trích một phần gởi tui mua đồ ăn. Tui biết nhiều ngày cháu đi học mà nhịn ăn sáng, nhưng cũng đâu có tiền mà cho. Được cái cháu hiếu học, nên tui cầu mong Huy học giỏi, học lên để mai này không phải sống khổ cực", người bà bày tỏ ước nguyện.
Còn Huy, dù có người mẹ không được bình thường, nhưng bạn chưa bao giờ tự ti. "Dù gia đình không bằng bạn bè nhưng mình vẫn còn có mẹ, vẫn cảm nhận được tình thương mẹ dành cho. Mình đang cố gắng học, hy vọng sẽ thi tốt nghiệp THPT điểm tốt để vào được đại học ngành marketing hoặc ngành kinh doanh, sau này có điều kiện lo cho mẹ, chăm sóc bà", Huy thổ lộ.
Cô Ngô Thị Thu - giáo viên trường THPT Nguyễn Trường Tộ, chủ nhiệm lớp Huy - cho hay bạn có tinh thần tự học cao, rất phấn đấu, lớp 10 là học sinh khá thì đến năm lớp 11 là học sinh giỏi.
"Nhà Huy cách trường khá xa. Em đi chiếc xe đạp điện cũ, rất hay hư hỏng. Tôi kêu gọi đồng nghiệp, bạn bè góp chút đỉnh rồi cậu của Huy bỏ thêm vào, mua cho em chiếc xe máy cũ để thuận tiện việc đến trường và đi làm thêm. Sắp thi cuối kỳ, rồi thi tốt nghiệp nên tôi bảo em nghỉ làm thêm đi, có gì tôi phụ giúp thêm. Mong rằng Huy phải luôn mạnh mẽ, chăm chỉ để đạt được ước mơ của mình", cô Thu kỳ vọng.
Cha chết vì tai nạn tàu hỏa, cô bé lớp 7 sớm biết làm việc nhà, lo cho em
Tại xóm ga (khu phố Phú Hiệp 3, phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, Phú Yên) ai cũng biết hoàn cảnh gia đình chị Huỳnh Thị Hon (35 tuổi), hiện đang là lao động chính nuôi mẹ chồng (76 tuổi) và 3 đứa con sau khi người chồng qua đời vì tai nạn tàu hỏa.
Chúng tôi đến nhà vào đúng giờ cơm trưa. Cả 5 người ngồi quanh mâm cơm chỉ có rau muống xào và chén nước tương. Chị Hon cho hay đang đợi nhận lương nên tiêu phải chắt bóp, nhà có gì ăn nấy cho qua bữa.
Thấy khách đến, em Nguyễn Thị Thanh Trúc (lớp 7B, Trường THCS Lương Tấn Thịnh) lễ phép chào. Cha mất đột ngột, mẹ bận làm công nhân hạt điều đến tối mới về, Trúc là chị Hai nên phải lo cơm nước, chỉ bảo em gái học và chăm sóc bà.
"Ba mất ngay mùng 4 Tết năm 2023. Ba nói đi chúc Tết rồi đi luôn không về. Khi có người chạy đến báo tin, mẹ dặn em phải ở nhà coi em rồi mấy ngày sau làm lễ tang. Tết người ta mặc quần áo mới, được lì xì còn tụi em phải mặc đồ để tang ba, nên ai cũng buồn. Đến giờ, em vẫn tưởng là ba đang đi đâu xa chưa về…", Trúc tâm sự.
Chồng mất đột ngột, trụ cột gia đình coi như bất ngờ bị gãy, một mình chị Hon cáng đáng gồng gánh cả nhà bằng khoản lương công nhân hạt điều eo hẹp chỉ 3,5 triệu đồng/tháng. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, căn nhà của mấy mẹ con trống hơ trống hoác. Sau Trúc còn có em gái học lớp 5 và em trai 5 tuổi. Sách, dụng cụ học tập của mấy chị em phải mua cũ. Chị học xong thì "truyền" lại cho em.
Cô Bùi Thị Thái Huệ - giáo viên chủ nhiệm của Trúc ở Trường THCS Lương Tấn Thịnh - cho hay gia đình hộ của Trúc thuộc diện hộ nghèo, nhưng Trúc là học sinh chăm ngoan, học giỏi.
"Khi nhìn vào mắt em, tôi thấy rõ nỗi buồn, nên thầy cô và bè bạn cũng quan tâm, chia sẻ để em tự tin hơn. Dù khó khăn và phải làm từ sáng đến tối, nhưng mẹ Trúc rất quan tâm đến con, thường xuyên trao đổi với cô về tình hình học tập cũng như theo sát thậm chí học bài cùng với con", cô Huệ nói.
Có lẽ được thầy cô và bạn bè yêu thương, quan tâm nên Trúc thổ lộ rằng mơ ước của em là gắng học để mai này thành một cô giáo đứng trên bục giảng.
Chị Hon bộc bạch: "Bé Trúc lớn nên hiểu chuyện hơn. Từ ngày ba mất, con chăm chỉ học, còn khuyên nhủ và chỉ bảo em gái học tập, biết lo chuyện nhà giúp mẹ, giúp bà. Hàng xóm, người thân cũng quan tâm chia sẻ, thi thoảng cho lũ nhỏ quà, sữa, còn thầy cô giáo dạy thêm không lấy học phí. Tôi rất biết ơn!".
Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).
Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.
Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ...
Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.
Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…
Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:
113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:
Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;
Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM
với Swift code BFTVVNVX007.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.
Nam thanh niên ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bất cẩn ngồi trên cầu Mơ Ước, đã tử vong sau khi bị rơi xuống sông Vĩnh Định.
Ông Daniel Ross ủng hộ quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam, đưa lý do Australia thông qua ngân hàng ADB hỗ trợ mở rộng trạm sạc VinFast trên toàn quốc.
Khánh Thi sinh con thứ ba ngày 9/9. Hiện tại, vợ chồng nữ kiện tướng dancesport vẫn giấu giới tính nhóc tì mới sinh.
60 năm trước, hàng nghìn thanh niên học sinh Hà Nội đã hưởng ứng tích cực “Phong trào vận động thanh niên Thủ đô xung phong tình nguyện đi xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa miền núi.'
Sáng 29/10, lãnh đạo Công an quận Hà Đông xác nhận trên địa bàn phường Nguyễn Trãi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến một phụ nữ tử vong. “Chúng tôi đang dựng lại hiện trường để điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng trên địa bàn phường Nguyễn Trãi. Có thông tin mới nhất liên quan đến vụ tai nạn chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí”, lãnh đạo Công an quận Hà Đông thông tin. Theo thông tin ban đầu, tài xế xe tải đi ngược chiều tại ngã...
Chiều 5/9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh một nữ sinh mang đồng phục bị các bạn nữ khác vây lại đánh. Trong đó có một phụ nữ túm tóc, cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu nữ sinh mặc đồng phục rồi dùng tay tát và chửi bới, kéo lê em này lên các bậc cầu thang. Sau đó, 2 nam sinh mặc đồng phục đến can ngăn thì nữ sinh mới được giải thoát khỏi vụ hành hung. Qua xác minh, nữ sinh bị đánh là một học sinh lớp 10 Trường THPT Hướng Hóa...
Bình Định - Tối 26.1, thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) năm 2024 diễn ra chiều...
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân người đàn ông lái ô tô liên tục húc xe con đậu trên đường do mâu thuẫn gia đình. Hành vi của người này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Anh Phạm Văn Mạnh (35 tuổi, Hà Nội) đưa mẹ đẻ của mình là bà Bùi Ngọc Khánh (SN 1964) đến trung tâm xét nghiệm ADN với mong muốn tìm anh em ruột cho bà. Mẹ anh Mạnh và người anh ruột tên Bùi Ngọc Khang (SN 1960) thất lạc nhau khi cả hai còn nhỏ. Vì gia đình nghèo, một người bị cho đi làm con nuôi. Đến khi cha mẹ mất đi, cả hai chỉ biết là mình có một người anh em nữa nhưng không có cách nào để liên lạc. Mãi sau này, nhờ công nghệ thông tin, bà...