Lời hứa 'nữ nhi không thường tình' của nữ Đại sứ với Tổng Bí thư

10:00 21/07/2024

Đại sứ Luận Thùy Dương bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia sẻ những kỷ niệm cá nhân, dấu ấn của cố Tổng Bí thư với ngành ngoại giao.

Nhớ về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Myanmar...
Đại sứ Luận Thùy Dương đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tháng 8/2017. (Nguồn: NVCC)

Trước tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời xa trần thế về cõi vĩnh hằng, Đại sứ Luận Thùy Dương, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, bày tỏ vô cùng thương tiếc khi đất nước mất đi một vị lãnh tụ anh minh, một nhà chính trị kiệt xuất.

"Vì đã có dịp được gặp, gần gũi và làm việc bên bác, nên tôi còn cảm thấy buồn và nhớ bác rất nhiều", Đại sứ rưng rưng xúc động.

Chỉ còn là kỷ niệm

Trong giây phút đau buồn này, những kỷ niệm quý báu với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phút chốc ùa về.

Kỷ niệm đầu tiên là chiều 27/8/2016, 27 Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 2016-2019, tới trụ sở Trung ương Đảng để gặp và nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo trước khi lên đường nhận nhiệm vụ công tác ở nước ngoài.

Tổng Bí thư yêu cầu mỗi Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải có bản lĩnh, trí tuệ, kiến thức, hiểu biết, khôn khéo, luôn luôn phải kiên cường, kiên định với đường lối quan điểm của Đảng, đường lối độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, không để thế lực nào lung lạc, mua chuộc, cám dỗ.

"Đúng vai, thuộc bài, bản lĩnh, trí tuệ, khôn khéo" là những điều mà Tổng Bí thư đã gửi gắm. Đồng thời, Tổng Bí thư nhấn mạnh tới vai trò là sứ giả quốc gia - đây là vinh dự cũng là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi các Đại sứ phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó.

"Tôi vẫn nhớ như in những lời bác nói và thực hiện nghiêm chỉnh, không chỉ trong công việc, mà ngay cả trong cuộc sống. Hôm đó, tôi cũng được cử thay mặt các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện phát biểu, kết thúc cuộc gặp, bác bắt tay tôi khen phát biểu hay lắm. Tôi nói mong muốn được đón bác sang thăm Myanmar trong nhiệm kỳ của mình và bác đã sang thăm", Đại sứ Luận Thùy Dương hồi tưởng.

Kỷ niệm thứ hai mà Đại sứ không thể nào quên là vinh dự đón Tổng Bí thư thăm cấp Nhà nước tới Myanmar từ ngày 24-26/8/2017. Trong suốt chuyến thăm, bà luôn tháp tùng bên ông.

Lúc ngồi trên ô tô nguyên thủ, Tổng Bí thư đã hỏi rất nhiều về quan hệ hai nước, về chính trị Myanmar, về Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi… và đặc biệt quan tâm đến công việc cũng như cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam ở Myanmar.

Tổng Bí thư hỏi rất chi tiết, từ kiều bào có đông không, có biết tiếng Việt không, rồi cũng không quên hỏi xem các cháu, con của các cán bộ nhân viên Đại sứ quán đi học thế nào, học phí có đắt không, học tiếng Anh tốt không và cơ sở vật chất của Đại sứ quán thế nào.

Đặc biệt, trong khi lịch trình làm việc ở nước bạn rất khít khao, chặt chẽ, Tổng Bí thư vẫn dành thời gian đến thăm trụ sở Đại sứ quán.

Khi đến nơi, nữ Đại sứ kể, Tổng Bí thư được đưa bằng thang máy để lên thắp hương Bác Hồ ở Phòng thờ Bác. Sau đó, bà định đưa Tổng Bí thư ra cầu thang máy đi xuống, nhưng ông bảo đi cầu thang bộ để qua từng tầng, xem từng phòng làm việc của các cán bộ nhân viên. Tổng Bí thư khen Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar rất đẹp, đàng hoàng, xứng đáng là bộ mặt của đất nước.

Đại sứ chia sẻ không bao giờ có thể quên hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ấm áp và hóm hỉnh đùa với bà khi hỏi về lịch trình làm việc, hay các cuộc tiếp xúc tiếp theo. Ông nói đùa: “Tôi sang đây là làm việc cho Đại sứ, Đại sứ bảo tôi đi đâu thì tôi đi đấy, cho ngồi là ngồi, bắt đứng là đứng”.

Khi có cuộc tiếp xúc phía bạn báo bị chậm 15 phút, Đại sứ báo cáo và xin phép khởi hành muộn lại, Tổng Bí thư vui vẻ bảo: “Đấy, Đại sứ bảo sao là tôi nghe vậy mà”.

Nhớ về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Myanmar...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới sân bay quốc tế Naypyidaw bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar từ ngày 24-26/8/2017.

Kỷ niệm thứ ba của nữ Đại sứ là cuộc gặp, làm việc riêng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan hệ Việt Nam-Myanmar.

Khi xin gặp, Đại sứ Luận Thùy Dương không dám nghĩ rằng Tổng Bí thư sẽ đồng ý, hoặc có thể không tiếp trực tiếp mà yêu cầu bà báo cáo qua thư ký. Nhưng không, ông đồng ý ngay. Tới nơi, ông vẫn hóm hỉnh: “Đại sứ nữ xin gặp là phải gặp ngay chứ”.

Khi đó, Đại sứ đã báo cáo Tổng Bí thư nhiều việc, nhiều vấn đề, nhưng nhớ nhất lời dặn: “Xử lý vấn đề gì cũng lưu tâm đến lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia là kim chỉ nam”.

Tranh thủ báo cáo những việc đã làm được, Đại sứ Luận Thùy Dương cảm kích Tổng Bí thư ghi nhớ lời phát biểu của bà khi cùng các Đại sứ đến gặp trước lúc lên đường sang nước bạn công tác cách đó 2 năm. Tổng Bí thư khen: “Thế là thực hiện được lời hứa 'nữ nhi không thường tình' phát biểu từ hôm gặp các Đại sứ nhiệm kỳ 2016-2019 rồi đấy!”.

Nhớ về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Myanmar...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar tháng 8/2017. (Nguồn: NVCC)

Dấu ấn với Ngoại giao Việt Nam

Theo Đại sứ Luận Thùy Dương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, giá trị đối với ngoại giao Việt Nam.

Dấu ấn đầu tiên quan trọng, cần nhấn mạnh, là những phát biểu của Tổng Bí thư tại các Hội nghị Ngoại giao, thường được tổ chức hai năm một lần. Đây không chỉ là ngày hội của ngành, khi mà đại diện các cán bộ nhân viêc của Bộ Ngoại giao ở trong nước tham dự, mà gần trăm Đại sứ và các Trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài về dự, để lắng nghe chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (năm 2016), Tổng Bí thư đã phát biểu: “Chính bản chất nhân nghĩa, hoà hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xoá bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước, kể cả những nước vốn là cựu thù của đất nước ta". Đồng thời, Tổng Bí thư chỉ rõ, nay ngoại giao Việt Nam cần "chủ động tích cực tham gia các công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước”. Để từ đó, “Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả và có bước phát triển mới”.

Tại Hội nghị Ngoại giao 30, Tổng Bí thư chỉ đạo ngành Ngoại giao phải nhớ lời Bác Hồ dạy là “mọi việc thành công bởi chữ đồng”, theo đó phải xây dựng sự đoàn kết và đồng thuận trong nước, như vậy mới khi triển khai công tác mới có thể “kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. Trong quan hệ quốc tế, cũng cần tìm kiếm và tranh thủ điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác và phát triển, đừng chỉ nghĩ cho mình.

Tại Hội nghị Ngoại giao 31, Tổng Bí thư đánh giá cao đóng góp của ngành Ngoại giao, khi nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có quan hệ đặc biệt, 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO... Tuy nhiên, sự phối hợp, kết hợp giữa ngành ngoại giao với các ngành, các cấp, các địa phương khác cần chặt chẽ hơn; công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình cần bài bản hơn.

Tại Hội nghị Ngoại giao 32, Tổng Bí thư khẳng định về sự hình thành và phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Theo đó, không chỉ “biết mình, biết người” và ‘biết thời, biết thế” mà còn phải “biết cương, nhu kết hợp”.

Nhớ về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Myanmar...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi lên đường nhận nhiệm vụ công tác, tháng 8/2016. (Ảnh: NVCC)

Dấu ấn thứ hai là các cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư với các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong đó Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh đến công tác cán bộ của ngành ngoại giao.

Tổng Bí thư cho rằng “mặt bằng chung về học vấn của cán bộ ngành ngoại giao là rất cao” nhưng “một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động. Nhà ngoại giao phải luôn ghi nhớ rằng phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.

Đồng thời, Tổng Bí thư căn dặn các nhà ngoại giao là “mang chuông đi đánh xứ người” nên phải có những phẩm chất đặc biệt, phải ngày càng hội đủ tố chất vừa hồng vừa chuyên, thể hiện được bản lĩnh, đạo đức, cốt cách của con cháu Hồ Chí Minh; phải là những người “toàn diện về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc, chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ”.

Thứ ba nhưng là dấu ấn nổi bật nhất là cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của Tổng Bí thư, thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của người đứng đầu Đảng ta về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới.

Cuốn sách thực sự là kim chỉ nam cho ngành Ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống, tăng cường tin cậy, phát huy điểm đồng, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tranh chấp và thúc đẩy hòa bình, hợp tác cùng phát triển nhằm củng cố vững chắc cục diện đối ngoại ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, các tổ chức khu vực, quốc tế và các khuôn khổ hợp tác, cũng như trong những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của đất nước.

Đáng chú ý, Tổng Bí thư không chỉ nêu quan điểm và tổng kết lý luận về công tác đối ngoại, về nền ngoại giao Việt Nam trong cuốn sách, mà qua các hoạt động đối ngoại, Tổng Bí thư cũng ghi những dấu ấn đặc biệt trong ngoại giao nhà nước, chứng minh bằng thực tế nền ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam, thực hiện cân bằng chiến lược trong quan hệ ngoại giao với các nước lớn.

Điều đó thể hiện qua chuyến thăm lịch sử tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015, với cuộc gặp chưa từng có tiền lệ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai nước.

Đầu tháng 11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 9/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chủ trì lễ đón Tổng thống Mỹ Joe Biden và hội đàm với ông chủ Nhà Trắng tại trụ sở Trung ương Đảng, một điều cũng chưa từng có tiền lệ. Cũng trong năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân lần đầu tiên tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Gần đây nhất, tháng 6/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Nhớ về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Myanmar...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30, ngày 13/8/2018. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong cuộc hồi tưởng cùng phóng viên báo TG&VN, nữ Đại sứ chực chờ rơi nước mắt khi nhắc lại mỗi ký ức, mỗi cảm xúc ở từng cuộc gặp với Tổng Bí thư.

Giờ đây, tất cả chỉ còn là kỷ niệm! Có cơ hội tiếp xúc và lưu giữ những ký ức cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với Đại sứ Luận Thùy Dương, ấn tượng về nhà lãnh đạo này gói gọn trong những cụm từ: trí tuệ, tinh tế, sâu sắc, vô cùng giản dị, ấm áp và khiêm nhường.

Có thể bạn quan tâm
Drone Ukraine luồn vào garage tập kích xe phòng không Nga

Drone Ukraine luồn vào garage tập kích xe phòng không Nga

12:30 13/06/2024

Ukraine triển khai drone FPV liên tiếp tập kích hệ thống phòng không tầm ngắn Osa của Nga trong garage, gây ra đám cháy lớn.

Czech phủ nhận đủ tiền mua 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine

Czech phủ nhận đủ tiền mua 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine

19:50 08/03/2024

Thủ tướng Fiala thông báo Czech quyên góp đủ tiền mua 300.000 quả đạn pháo cho Ukraine, thay vì 800.000 quả như Tổng thống Pavel tuyên bố trước đó.

Tajikistan 'bắt 9 người liên quan vụ khủng bố nhà hát Nga'

Tajikistan 'bắt 9 người liên quan vụ khủng bố nhà hát Nga'

21:00 29/03/2024

Giới chức Tajikistan đã bắt 9 người bị nghi có liên hệ với nhóm tay súng thực hiện vụ khủng bố nhà hát Crocus City Hall, theo nguồn giấu tên.

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

23:20 24/03/2024

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi 'vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

12:30 27/03/2024

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng.

Con trai bộ trưởng Israel thiệt mạng tại Gaza

Con trai bộ trưởng Israel thiệt mạng tại Gaza

07:30 08/12/2023

Eisenkot, con trai một bộ trưởng nội các thời chiến Israel, thiệt mạng trong vụ nổ bom ở miền bắc Gaza, nâng binh sĩ Israel thiệt mạng lên 89.

Danh sách 10 Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

Danh sách 10 Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

08:40 12/05/2024

Ngày 11/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) các ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang, ngoại trừ một số vị trí đích thân do Tổng thống Nga đề xuất ứng cử viên.

Bất chấp áp lực phải từ chức, Thủ tướng Estonia Kallas tiếp tục được bầu làm lãnh đạo đảng cầm quyền

Bất chấp áp lực phải từ chức, Thủ tướng Estonia Kallas tiếp tục được bầu làm lãnh đạo đảng cầm quyền

08:00 19/11/2023

Ngày 18/11, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã được bầu lại làm lãnh đạo đảng Cải cách cầm quyền. Từ tháng 8 vừa qua, người đứng đầu chính phủ nước này chịu áp lực từ chức liên quan đến hoạt động kinh doanh của chồng bà ở Nga.

Israel chấp nhận tạm ngừng bắn 4 giờ mỗi ngày ở bắc Gaza

Israel chấp nhận tạm ngừng bắn 4 giờ mỗi ngày ở bắc Gaza

01:20 10/11/2023

Nhà Trắng cho biết Israel bắt đầu tạm ngừng bắn 4 giờ mỗi ngày ở miền bắc Dải Gaza để người dân có thể rời vùng chiến sự.

Co loi xay ra
Co loi xay ra